Mì Quảng Vịt Phan Thiết cái tên có vẻ xa lạ với các bạn nhưng nó lại là món ăn quen thuộc ở vùng đất đầy nắng và gió này. Nhưng cách thực hiện chúng lại không giống như cách nấu mì Quảng mà ta từng biết.

Mì Quảng Vịt Phan Thiết trứ danh với chất vị ngọt thanh và mới lạ hấp dẫn

Mì Quảng Vịt Phan Thiết cái tên có vẻ xa lạ với các bạn nhưng nó lại là món ăn quen thuộc ở vùng đất đầy nắng và gió này....
Bánh mì Đan Mạch Danish Pastry nhưng lại có nguồn gốc và công thức chế biến từ nước Áo bởi những người thợ làm bánh vào những năm 1850. Với kĩ thuật cán mỏng của Vienna được áp dụng và sự mới lạ như vậy, người Đan Mạch gọi loại bánh ngọt này là "wienerbrød" (bánh mì Vienna).

Bánh mì Đan Mạch với ngàn lớp tan chảy trong miệng khi thưởng thức

Bánh mì Đan Mạch Danish Pastry nhưng lại có nguồn gốc và công thức chế biến từ nước Áo bởi những người thợ làm bánh mang theo vào những năm...
Cá lóc nướng trui là một điển hình với hương vị độc đáo, sự hòa quyện giữa các loại rau đồng cỏ nội với nước chấm đặc trưng, và cách chế biến không quá cầu kỳ đã mang đến cho chúng ta món ăn vô cùng dân dã mà lại khó quên khi bạn đã từng thưởng thức.

Món ăn dân dã đặc trưng ở miền đồng bằng Nam Bộ – Cá lóc nướng chui

Ở Việt Nam trời phú cho rất nhiều khoáng sản và thực phẩm phong phú. Bên cạnh đó, đặc sản ở mỗi vùng miền đều có nét đặc trưng riêng...
Sò lông là một loài động vật thân mềm thuộc họ sò (Arcidae), có hai mảnh vỏ hình bầu dục, ngả về phía trước. Trong y học cổ truyền, sò lông được dùng với tên thuốc là mao kham với dược liệu là thịt sò và vỏ sò. Chúng còn có tên gọi là sò lông biển.

Sò lông hỗ trợ tiêu hoá, giúp phái đẹp tươi nhuận nhan sắc và hồng hào

Sò lông là một loài động vật thân mềm thuộc họ sò (Arcidae), có hai mảnh vỏ hình bầu dục, ngả về phía trước. Trong y học cổ truyền, sò...
Bánh lá ngải hay còn có tên gọi khác là bánh ngải cứu, bánh giầy ngải là chiếc bánh quen thuộc của ẩm thực xứ Lạng không chỉ là đặc sản “nức tiếng” gần xa mà còn là loại bánh gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Nguồn gốc của loại bánh này xuất phát từ các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng.

Bánh lá ngải – Chiếc bánh có tính ẩm thực dân dã và đậm chất núi rừng

Bánh lá ngải hay còn có tên gọi khác là bánh ngải cứu, bánh giầy ngải là chiếc bánh quen thuộc của ẩm thực xứ Lạng không chỉ là đặc...
Lạp xưởng được bắt đầu từ tiếng Quảng Đông " Lap cheong" - viết bằng chữ Hán là "臘腸". Được đọc theo âm Hán Việt tiêu chuẩn là "lạp trường", còn có nhiều nơi gọi theo các tên khác nhau như lạp sườn, lạp xường,... là món ăn đến từ Trung Quốc.

Lạp xưởng với hương vị beo béo, đậm vị và nổi tiếng không kém trên TG

Lạp xưởng được bắt đầu từ tiếng Quảng Đông ” Lap cheong” – viết bằng chữ Hán là “臘腸”. Được đọc theo âm Hán Việt tiêu chuẩn là “lạp trường”,...
Xu xoa miền Trung hay còn được gọi cái tên khác ở miền Nam là sương sa là món ăn có hương vị biển cả đậm vị. Xu xoa hay là rau xua xoa, được biết đến là rong biển mọc tự nhiên ở các mỏm đá trên biển và chúng chỉ xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 5 Âm lịch hằng năm.  Chúng mang trong mình một mùi vị khá là đặc biệt và để có được chúng.

Xu xoa miền Trung món ăn vặt mang hương vị đặc biệt và đậm chất biển

Xu xoa miền Trung hay còn được gọi cái tên khác ở miền Nam là sương sa là món ăn có hương vị biển cả đậm vị. Xu xoa hay...
Bánh Lamington có nguồn gốc từ Úc và đã tồn tại hàng thế kỉ qua. Có nhiều giai thoại về sự ra đời của loại bánh này nhưng hầu hết chúng đều gắn liền với công tước Lamingtons – người giữ vị trí thống đốc bang Queenlands từ năm 1896 đến 1901. Không có gì lạ khi từ 21/7/2006, chính phủ nước này quyết định trao tặng cho Lamington một ngày kỉ niệm. Thế là ngày bánh Lamington toàn quốc đã ra đời và được duy trì đến nay.

Bánh Lamington – Chiếc bánh ngọt ngào có ngày kỉ niệm riêng biệt

Bánh Lamington có nguồn gốc từ Úc và đã tồn tại hàng thế kỉ qua. Có nhiều giai thoại về sự ra đời của loại bánh này nhưng hầu hết...
Bún bò cay là được biết đến là trong các món đặc sản của Thành phố Bạc Liêu. Tô bún bò càng sẫm hòa cùng sợi bún trắng tinh, phía trên lấp đầy bởi thịt bò mềm sụn. Đúng với cái tên của nó, món bún bò này khá cay, sợi bún mềm ngấm chung với vị đậm đà của nước lèo thì quả là kích thích vị giác. Để tô bún bò cay thêm ngon thì phải thêm vào chút rau sống như rau muống bào, giá cùng bắp chuối, lại thêm chút rau quế cho thơm.

Bún bò cay – Sự kết hợp hài hòa giữa các hương vị cay mặn từ Bạc Liêu

Bún bò cay là được biết đến là trong các món đặc sản của Thành phố Bạc Liêu. Tô bún bò càng sẫm hòa cùng sợi bún trắng tinh, phía trên...
Các món ăn trên đất nước Việt Nam xinh đẹp vốn rất phong phú và đa dạng về hình thức chế biến, nguyên liệu thực hiện, gia vị nêm nếm,... nó phụ thuộc vào từng vùng miền và khẩu vị sẽ tạo ra một hương vị chỉ có nơi đó mới có. Đặc sản thì tỉnh, thành phố nào cũng sẽ có các loại bánh ngọt, các món mặn, các loại trái cây,... Và khi nhắc tới miền Trung người ta liền liên tưởng đến món Mì Quảng - món ăn làm nên tên tuổi Quảng Nam và Đà Nẵng. Mì Quảng có rất nhiều cách nấu khác nhau với các nguyên liệu tùy thuộc vào khẩu vị yêu thích ở mỗi người. Dù đã được gìn giữ hương vị đậm đà đặc trưng vốn có từ ngày xưa nhưng món ăn này vẫn không ngừng cải tiến để phù hợp với khẩu vị của người Việt trên mọi miền đất nước phát triển như hiện nay. Có một sự thật khá thú vị về món ăn này được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từng ăn và nhận xét  “Có thể có người Bắc suốt đời chưa từng nấu phở, có thể có người Nam từ bé tới giờ chưa từng nấu hủ tiếu, nhưng chắc chắn chưa có người Quảng nào chưa từng nấu mì Quảng tại gia”. Vài nét tiêu biểu về món Mì Quảng đặc sản miền Trung: - Mì Quảng thường được làm từ bột gạo xay mịn với nước từ hạt dành dành, trứng cho có màu vàng và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 5 -10mm. - Dưới lớp mì là các loại rau sống, Mì Quảng phải ăn kèm với rau sống 9 vị thì mới tạo nên được hương vị nồng nàn: húng quế, xà lách tươi, cải non mới nụ, giá trắng có thể được trụng chín hoặc để sống, ngò rí, rau răm với hành hoa thái nhỏ và thêm hoa chuối cắt mỏng. - Trên mì là thịt lợn, tôm, thịt gà, thịt ếch, thịt cá lóc (đôi khi có trứng luộc) cùng với nước dùng được hầm từ xương heo. Người ta còn bỏ thêm lạc rang khô và giã dập, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ... Thông thường nước dùng được gọi là nước nhưng đây cũng là một loại nước lèo nhưng rất cô đặc và ít nước. - Ngoài ra mì còn được dùng kèm với bánh tráng mè, thêm cả đậu phộng rang giòn thơm tạo nên hương vị đặc trưng.lòng những thực khách khó tính Dưới đây là hai cách nấu Mì Quảng phổ biến hiện nay là nấu với gà hay tôm - thịt,... Bạn có thể tham khảo qua cách làm bên dưới và thực hiện nấu cho gia đình nhá. Mì Quảng gà miền Trung cho ngày mưa: Nguyên liệu làm Mì Quảng gà: Mì Quảng: 800 gr Gà: 1 con (khoảng 1.5kg) Trống hay mái tùy thuộc vào sở thích của bạn Trứng cút: 15 quả Nước dừa: 500 ml Đậu phộng rang: 50 gr Bánh tráng mè nướng: 4 cái Bột nghệ: 1 muỗng canh Dầu màu điều: 1 muỗng canh Nước dừa tươi: 500 ml Hành lá: 3 nhánh Hành tây: 1 củ Củ nén: 10 củ (hành tăm hay còn gọi là củ nắng) Rau ăn kèm: 1 ít (xà lách/ rau chuối/ rau húng lủi) Nước mắm: 2 muỗng canh Đường phèn: 1 muỗng canh Hạt nêm: 1/2 muỗng canh Muối: 1 ít Đối với các nguyên liệu sử dụng muỗng canh để ước lượng bạn có thể mua tầm khoảng 100gr. Nếu ở nhà có sẵn bạn có thể sử dụng với cách bên trên. Cách chọn mua các nguyên liệu tươi ngon: Cách chọn mua gà ngon: Đối với gà sống: Gà còn khoẻ là gà di chuyển linh hoạt, lông sáng bóng, mỏ gà sắc nhọn, chân thẳng và đều. Vạch lớp lông gà lên thấy da gà mỏng, mềm, bóp nhẹ vào thân gà thấy săn chắc. Dưới cánh gà, nách gà có thể thấy thịt, tia máu thì chứng tỏ gà săn chắc không nhiều mỡ. Khi thấy có vết tím thì không nên mua, có thể là gà bệnh. Không chọn các con gà bị bệnh, lông bị xù, lông đầu dựng lên và phần lông hơi ẩm ướt. Không chọn con gà có dáng vẻ ủ rủ, phần đuôi hơi cụp xuống và di chuyển chậm chập, gật gù. Những con gà như thế sẽ làm có thể sắp chết, hoặc đang nhiễm bệnh trong người Đối với gà làm sẵn: Chọn con gà có kích thước vừa phải, phần da gà sẽ có màu vàng óng đặc trưng. Lớp da bên ngoài mỏng, có độ đàn hồi tốt, sờ vào mịn, không quá gồ ghề. Sờ vào không bị chảy nhớt. Phần thịt gà bên trong có màu đỏ hồng tự nhiên, không quá nhạt hay quá đậm. Không chọn mua gà không có những vết bầm hay vết máu tụ, lớp da xuất hiện chảy nhớt. Cách chọn mua trứng cút tươi ngon: Chọn mua trứng cút có vỏ màu tươi mới, cứng cáp. Tránh mua trứng có vỏ ngoài màu xám hay có các đường vân. Khi soi trứng vào đèn, nếu trứng tươi thì lòng bên trong sẽ có màu hồng trong suốt, lòng đỏ ở giữa. Dùng tay lắc nhẹ trứng, trứng cút tươi sẽ rất đặc, không phát ra tiếng động. Nếu các quả trứng cút lúc cầm lên lắc là có thể sắp hư và không sử dụng được. Không nên chọn mua trứng đã để lâu ngày, lớp vỏ xuất hiện các vết nứt, cầm lên ngửi có mùi hôi của trứng hư. Cách chế biến Mì Quảng gà: Sơ chế nguyên liệu: - Mua gà nguyên con đã làm sẵn về, khử mùi hôi bằng cách ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút rồi rửa sạch lại với nước, cắt miếng vừa ăn. - Củ hành tây, củ nén lột vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn. - Rau chuối, hành lá, xà lách, rau húng lủi rửa sạch. - Hành lá cắt nhỏ, đập dập đậu phộng rang. Mẹo vặt để sơ chế thịt gà sạch, không hôi: Để thịt gà không hôi bạn nhổ sạch hết lông, kể cả phần lông tơ để gà trắng, sạch. Ta có thể nấu nước sôi để có thể nhỏ hết các sợi lông tơ ấy. Pha giấm với muối theo tỉ lệ: 2 muối 1 giấm rồi mát xa toàn thân gà khoảng 10 phút. Sau đó rửa sạch lại với nước nhiều lần. Ướp gà và luộc trứng cút: - Ướp gà với 1/2 phần hành tây và củ nén băm, 1/2 muỗng canh bột nghệ, 1/2 muỗng canh hạt nêm, trộn đều, để yên 15 phút để thịt gà thấm gia vị. - Trứng cút cho vào nồi nước và luộc 7 - 10 phút rồi lấy ra để nguội, bóc vỏ. Nấu nước dùng mì quảng: - Bắc chảo lên bếp với 1 muỗng canh dầu màu điều. Khi dầu nóng bạn cho vào phần hành tây và củ nén băm còn lại, 1/2 muỗng canh bột nghệ, phi thơm. - Tiếp theo cho thịt gà đã ướp vào xào đến khi thịt săn lại. Cho vào 700ml nước lọc, 500ml nước dừa tươi, đảo đều trên lửa lớn. - Khi nước sôi thì nêm vào 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường phèn, đảo đều rồi giảm lửa vừa và nấu khoảng 15 - 20 phút. - Nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn rồi cho trứng cút vào, nấu thêm 5 phút nữa thì tắt bếp. Mách nhỏ: Màu điều làm cho thịt gà và nước dùng trong đẹp mắt hơn nhưng hoàn toàn không gây tổn hao đến sức khỏe của bạn. Hoàn thành: - Bắc nồi nước sôi lên bếp rồi cho 1 lượng mì vừa ăn vào trụng khoảng 1 - 2 phút rồi vớt ra tô. Mì vốn đã chín sẵn nhưng ta cần trụn sơ qua với nước nóng để loại các chất dơ hay bụi có trên mì. - Sau đó cho thịt gà, trứng cút, 1 ít hành lá, đậu phộng rang vào rồi chan nước dùng lên là có thể thưởng thức được rồi. Thành phẩm: - Thế là đã hoàn thành món mì quảng gà có mùi thơm thoang thoảng nhẹ nhàng của củ nén và bột nghệ, mùi thơm của các loại rau ăn kèm. Thịt gà mềm mềm, sợi mì dai dai, độ bùi béo của trứng cút và đậu phộng rang hòa quyện với nước dùng ngọt thanh đậm đà. - Khi ăn có thể nêm vào 1 ít nước mắm, vài lát ớt và ăn kèm thêm miếng bánh tráng mè nướng nữa thì chắc chắn sẽ khiến bạn mê lắm đấy! Lưu ý: Đối với một số cá nhân có thể ăn không ăn được củ nén hoặc dị ứng với chúng. Ta nên hỏi thật kỹ trước khi cho chúng vào món ăn và nấu chúng chung với nước dùng nhé. Món Mì Quảng tôm thịt cho ngày khác lạ: Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món Mì Quảng: Thịt ba chỉ: 600g Tôm thẻ: 400g Xương heo: 500g Trứng cút: 30 quả Sợi mì Quảng: 500g Củ nén: 50g Hành tím: 3 củ Đậu phộng: 100g Rau sống: bắp chuối, cải con, húng quế, húng lủi, giá đỗ Nguyên liệu ăn kèm: chanh, ớt, hành ngò, bánh đa nướng Gia vị nêm nếm: dầu đậu phộng, nước mắm, muối, đường, hạt nêm, bột nghệ, tiêu, bột ngọt, dầu điều Quy trình thực hiện món mì Quảng tôm thịt: Bước 1: Sơ chế nguyên liệu - Tất cả nguyên liệu đều rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để ráo. - Dùng kéo cắt bớt phần đầu và chân rồi bỏ phần chỉ lưng của tôm. Thịt ba chỉ và xương heo chần qua nước sôi, riêng thịt sẽ được cắt lát vừa ăn. - Các loại rau sống ăn kèm nên giữ lạnh để tươi ngon. Hành ngò cắt nhỏ, hành tím và củ nén dùng chày giã nhuyễn, - Trứng cút luộc chín, bóc vỏ; đậu phộng rang vàng, bỏ vỏ. Bước 2: Nấu nước dùng và ướp gia vị - Tôm và thịt được để riêng trong 2 tô lớn, thêm muối, bột ngọt, tiêu, nước mắm, bột nghệ, dầu điều, củ nén và hành tím vào rồi trộn đều. - Bạn sẽ ướp thịt và tôm khoảng 20 phút để thấm gia vị. Chuẩn bị một nồi chứa 3 lít nước, cho xương heo vào và đặt lên bếp để nấu nước dùng. Hầm với lửa nhỏ trong khoảng 40 phút, thỉnh thoảng vớt bọt giúp nước dùng trong hơn. Bước 3: Xào nhân tôm thịt - Bắc chảo lên bếp, cho dầu phộng vào đun sôi (đến khi bốc khói) thì hạ nhỏ lửa lại. Đây là cách khử dầu đậu phộng. Khi dầu bớt nóng, cho tôm vào xào săn thì tiếp tục thêm thịt ba rọi và trứng cút vào xào. Trộn đều để gia vị hòa quyện, thêm hai chén nước dùng vào. Bạn nêm nếm gia vị vừa miệng và nấu thêm 15 phút với lửa vừa thì tắt bếp. Bước 4: Trình bày và thưởng thức - Cho sợi mì quảng vào tô, thêm thịt, tôm, trứng lên phía trên, rưới một ít nước xào của phần nhân. Cuối cùng bạn chan nước dùng vừa đủ, xâm xấp mặt mì và thêm ít hành ngò, đậu phộng rang. Món ăn được dọn kèm cùng rau sống với bánh đa nướng. Yêu cầu thành phẩm - Mì Quảng là món ăn đặc sản của người miền Trung nên vị đậm đà hơn bình thường, vì thế ăn cùng rau sống giúp cân bằng lại hương vị, không gây ngán. Nước dùng có vị ngọt thanh tự nhiên, tôm giòn giòn, thịt heo béo ngậy, ngấm gia vị. Ngoài ra, thực khách còn cảm nhận được hương thơm đặc trưng của dầu đậu phộng và củ nén. Những lưu ý khi chế biến mì Quảng: Để món ăn thơm ngon, bạn cần lựa chọn các nguyên liệu như tôm, thịt thật tươi. Hãy chọn những con tôm còn sống, vỏ ngoài trong suốt và phần đuôi xếp lại. Nếu đuôi tôm xòe ra thì có thể đã bị bơm nước hoặc hóa chất. Còn thịt heo thì chọn những miếng có màu hồng, khô ráo, thịt có độ đàn hồi, không bị nhũn và đặc biệt không có mùi hôi, khó chịu. Tốt nhất bạn nên mua vào buổi sáng để thực phẩm còn tươi mới. Nếu bạn hoặc người thân không ăn được tôm, thịt thì hãy bằng thịt bò, thịt gà, thịt ếch, cá lóc, lươn,… Các nguyên liệu này cũng rất phù hợp để làm mì Quảng, chỉ cần bạn chú ý ở khâu sơ chế kỹ lưỡng một chút. Khi ướp tôm bạn không nên dùng nước mắm vì sẽ làm tôm có mùi khai, không ngon. Chần xương và thịt heo trước khi chế biến sẽ giúp loại bỏ sạch các chất bẩn và nước dùng trong hơn. Khi xào nhân, bạn nhớ để tôm và thịt heo săn lại hãy cho nước dùng vào để không bị tanh. Sợi mì Quảng ngoài màu trắng tự nhiên từ bột gạo thì hiện nay có thêm màu vàng từ bột nghệ và màu đỏ nhạt từ gạo lứt nhằm tăng thêm giá trị dinh dưỡng cho món ăn. Nếu bạn thích mùi thơm của củ nén thì có thể làm nén phi để ăn kèm. Cách làm khá đơn giản, làm nóng dầu đậu phộng rồi cho củ nén đập dập vào, thấy chuyển màu vàng nhạt thì tắt bếp. Chúc các bạn thành công với món Mì Quảng nhé! CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ – AN THÀNH Địa chỉ: 47/80 Ao Đôi, Khu Phố 10, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM Email: anthanhsale01@gmail.com Điện thoại: 0903103922 Hotline: 0906312325 Website: https://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/ Facebook: https://www.facebook.com/maydonggoianthanh Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/ Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/ Twitter: https://twitter.com/donggoianthanh Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/ Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube.

Mì Quảng miền Trung trứ danh đủ sức chiều lòng các thực khách khó tính

Các món ăn trên đất nước Việt Nam xinh đẹp vốn rất phong phú và đa dạng về hình thức chế biến, nguyên liệu thực hiện, gia vị nêm nếm,…...
Sữa tươi chiên là món ăn vặt được giới trẻ vô cùng yêu thích có nguồn gốc xuất phát từ đất nước xa xôi Tây Ban Nha và có tên gọi đậm chất Tây Ban Nha là Lache frita. Do được chế biến từ sữa cho nên chúng vừa mềm vừa mịn vừa thơm bên trong, còn bên ngoài thì giòn tan. Đặc biệt không bị ngấy do chiên trong dầu gây ra. Sữa tươi chiên là món ăn được các bà nội trợ trổ tài thực hiện trong những sự kiện đặc biệt hay các ngày nghỉ cuối tuần. Dần theo thời gian trôi, chúng đã trở nên phổ biến và phát triển rộng rãi ở khắp miền Bắc Tây Ban Nha. Hiện nay, chúng đã được biết đến khắp nơi trên thế giới với các cách chế biến phù hợp với từng đất nước khác nhau. Leche frita có lẽ được tạo ra như một cách tận dụng tất cả các thành phần nguyên liệu có trong nhà bếp, trong đó có sữa tươi trước khi chúng bị hư hỏng. Món ăn ngọt ngào mà đơn giản này là một phần trong nền văn hóa ẩm thực đáng tự hào của người Tây Ban Nha. Vị sữa ngọt ngào quyện trong lớp đường bột là niềm hạnh phúc đơn giản cho mỗi người thưởng thức. Chúc các bạn thành công qua cách làm dưới đây! Nguyên liệu làm Bánh sữa tươi chiên giòn: Bột mì đa dụng: 50 gr (bột mì số 11) Bột chiên xù: 100 gr Bột bắp: 50 gr Sữa tươi không đường: 600 ml Đường: 90 gr Dầu ăn: 200 ml Nước lọc: 100 ml Trứng gà: 2 quả Dụng cụ thực hiện: Chảo chống dính, nồi, tô, muỗng, hộp đựng thực phẩm, màng bọc thực phẩm,... Cách chọn mua nguyên liệu ngon cho món sữa tươi chiên: ‡ Cách chọn mua bột bắp thơm ngon: - Nên mua bột bắp có màu sắc trắng, tơi mịn và không bị vón cục. Bên cạnh đó, không nên mua bột bắp khi thấy có dấu hiệu bị ẩm, mốc đen. - Tốt nhất bạn nên mua bột bắp được đóng gói kín trong bao bì và còn hạn sử dụng. ‡ Cách chọn mua bột mì thơm ngon: - Để bột mì đảm bảo độ thơm ngon và chất lượng, bạn nên mua bột được đóng gói trong bao bì có thương hiệu rõ ràng và vẫn còn hạn sử dụng nhé! Cách chế biến Bánh sữa tươi chiên giòn: Nấu hỗn hợp bột với sữa: Bắc nồi lên bếp, cho vào 600ml sữa tươi không đường, 50gr bột bắp, 70gr đường, khuấy đều trên lửa nhỏ nhất cho đến khi hỗn hợp đặc sệt, nặng tay là được. Ta có thể tắt bếp Tạo hình cho bánh: Lót 1 lớp nilon và thoa đều 1 lớp dầu ăn vào 1 cái hộp nhựa/thủy tinh ( quan trọng nó phải vuông vức không nên lấy hộp tròn), sau đó đổ hỗn hợp bột sữa vừa nấu vào, dàn đều mặt rồi bọc kín sát mặt bằng màng bọc thực phẩm. Làm lạnh bánh trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 7 tiếng cho cứng là được. Sau khi bánh đông, lấy bánh ra và cắt thành nhiều khối vuông nhỏ có kích thước vừa ăn. Pha bột chiên giòn: Cho vào tô 100ml nước lọc, 50gr bột mì, 20gr đường rồi khuấy đều cho hỗn hợp mịn mượt. Bột chiên xù thì cho ra dĩa để riêng. Lăn bánh qua bột tạo một lớp áo cho sữa tươi. Sau đó, 2 quả trứng gà ta đập ra tô để sử dụng. Khi đã lăn qua lớp bột ta tiếp tục lăn qua trứng để có lớp giòn cho bánh. Lăn đều từng viên bánh qua lớp bột chiên giòn, sau đó áo đều thêm 1 lớp bột chiên xù bên ngoài. Chiên bánh: Đun sôi 1 nồi dầu, kế đến cho bánh vào chiên, đảo đều tay đến khi lớp vỏ ngoài vàng giòn thì vớt ra dĩa. Bánh trước khi được vớt ra, ta nên sử dụng giấy thấm dầu hoặc khăn giấy vuông để lót bên trên dĩa để thấm bớt lượng dầu có trong bánh. Lúc ăn sẽ không bị ngán do dầu gây ra. Mách nhỏ: - Để nhân bánh không bị chảy ra, bạn nên chiên nhanh tay nhé, chỉ cần vỏ ngoài vàng đều là được. - Lửa khi chiên bánh, ta nên mở vừa nhỏ để không bị khét làm đắng bánh. Bánh sữa tươi chiên hoàn thành: Bánh sữa tươi chiên có lớp vỏ vàng ươm, giòn rụm, bùi bùi cùng phần nhân mềm mịn, tan chảy trong miệng, ngọt ngọt, béo ngậy, cực kỳ hấp dẫn! Khi ăn, bạn có thể chấm cùng tương ớt hoặc với bất kì loại sốt nào mà mình thích nhé! Một số lưu ý khi làm và bảo quản bánh sữa tươi chiên: - Thành phẩm đạt yêu cầu phải có màu vàng ươm, lớp ngoài giòn và phần sữa tươi bên trong mềm mịn, ngọt vừa đủ. Khi ăn, bạn có thể chấm bánh sữa tươi chiên cùng với tương ớt hoặc bất kì loại xốt nào bạn thích. - Bạn nên chiên vừa đủ để ăn sẽ ngon hơn và hạn chế không bị chiên đi chiên lại. - Nếu không ăn hết, bạn có thể để bánh sữa tươi chiên vào hộp đậy kín và để trong tủ lạnh 2-3 ngày. Khi ăn, bạn mang ra chiên lại, bánh vẫn thơm ngon, giòn rụm.  - Với cách làm bánh sữa tươi chiên giòn đơn giản như trên, bạn có thể mang lại cho gia đình mình một món ăn vô cùng thơm ngon, hấp dẫn. Vừa hợp vệ sinh vừa đảm bảo được chất lượng thức ăn. Bên cạnh đó còn các công thức làm sữa tươi chiên không cần bột bắp hay bột năng, hoặc chiên bằng nồi chiên không dầu giảm lượng dầu trong bánh một cách đáng kể khi ăn. Cách làm bánh sữa chiên bằng nồi chiên không dầu: Nguyên liệu làm sữa tươi chiên giòn cho 1 người Sữa tươi không đường 110ml Trứng gà 2 quả Bột bắp 15g Bột chiên xù 50g Đường 25g Nửa ống vani Cách làm bánh sữa tươi chiên giòn: Bước 1: Khuấy bột bánh sữa tươi - Đầu tiên bạn tách lấy 1 lòng đỏ trứng gà rồi cho vào một âu, bỏ thêm đường, vani, bột bắp vào trộn đều. Tiếp đến bạn cho sữa vào và tiếp tục khuấy cho đến khi đường tan hết.  - Bắc nồi lên bếp, đổ hỗn hợp bột vào nồi và liên tục khuấy. Lưu ý: Bạn nên chỉnh lửa ở lửa vừa và đợi đến khi bột hơi sệt và sôi lên có nổi bóng thì tắt bếp để nguội. Tránh mở lửa lớn vì khi khuấy không kịp dễ bị vốn cục, bánh chín không đều. - Lấy hộp đựng thực phẩm bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa phết một ít dầu ăn vào xung quanh hộp rồi đổ hột vào. Sau đó ấn nhẹ cho mặt bánh được phẳng rồi cho vào ngăn đông tủ lạnh. Mách nhỏ: Bạn có thể sử dụng bọc thực phẩm trải một lớp để khi lấy bánh ra dễ dàng hơn. Bước 2: Xay nhỏ bột chiên - Bạn cho bột chiên xù vào máy xay sinh tố để xay mịn hoặc giã mịn. Sau đó cho bột chiên xù vào hộp đựng thực phẩm có nắp đậy. Hoặc bạn có thể để nguyên bột chiên xù và sử dụng. Bước 3: Đánh trứng gà - Lấy cái trứng gà còn lại cho ra chén và đánh đều lên để chuẩn bị lăn bột. Bước 4: Chuẩn bị bánh để chiên - Sau khi để ngăn đông đủ cứng, ta lấy bột bánh sữa ra rồi cắt thành miếng vừa ăn, lăn bánh qua trứng rồi cho vào hộp bột chiên xù cho các mặt đều được phủ bột. Bước 5: Chiên sữa tươi bằng nồi chiên không dầu. - Bật nồi chiên trước khoảng 5 phút ở nhiệt độ 180 độ C rồi lót giấy nến và cho bánh vào nồi. Chiên trong 10 phút thì lật mặt bánh rồi chiên tiếp 10 phút nữa với nhiệt độ nồi 170 độ C. - Cuối cùng bạn chỉ cần lấy bánh ra và thưởng thức thôi. Bánh sữa tươi chiên giòn nóng hổi có lớp ngoài giòn tan kết hợp với phần sữa tươi béo ngậy khiến các bé thích mê. Đây cũng là món ăn vặt không thể không thử những ngày nghỉ dịch này!  - Chiên bằng nồi chiên không dầu hạn chế tiếp xúc với dầu nên không bị ngán khi ăn. Những lưu ý khi chọn nguyên liệu làm sữa tươi chiên: Để bánh được béo thơm bạn nên chọn những loại sữa tươi không đường nguyên chất chưa tách kem. Nếu bạn thích những hương vị khác như dâu, socola, Milo hay việt quốc bạn có thể thay thế các loại sữa hoặc pha thêm hương các vị trên. Để tạo hương vị yêu thích cho bản thân. Bạn có thể tùy ý điều chỉnh nguyên liệu so với công thức bên trên để làm ra được lượng bánh nhiều hoặc ít hơn nhé. Làm bánh sữa tươi chiên không cần bột bắp: Nguyên liệu làm bánh sữa tươi chiên không cần bột bắp: 1 bát nhỏ bột mì 2 quả trứng gà 1 bịch sữa tươi (chọn ít đường hoặc có đường) 4 muỗng canh sữa đặc Bột chiên xù Bánh sữa tươi chiên không cần bột bắp và cách chế biến: Bước 1: Đánh trứng - Trước tiên bạn tách riêng lòng đỏ trứng gà rồi đánh đều tay đến khi trứng nối ít bong bóng thì cho thêm sữa đặc. Tiếp tục đánh đều cho đến khi trứng và sữa đặc hòa quyện vào nhau. Bước 2: Trộn bột - Cho hỗn hợp trứng vừa đánh vào nồi, dùng rây để rây bột từ từ vào nồi và dùng phới lồng trộn đều lên. Sau đó đổ sữa tươi vào tiếp tục trộn. Việc ray bột như thế sẽ làm cho bột mịn hơn, loại bỏ được các cặn có trong bột hoặc các con vật nhỏ li ti có trong bột. Bước 3: Đun hỗn hợp bột - Cho nồi bột lên bếp rồi bật lửa nhỏ, vừa đun bạn khuấy liên tục để bột mịn và không bị vón cục. Khi bột đã dẻo và sánh lại thì tắt bếp để nguội. - Khi bột đã nguội bớt bạn đổ bột vào khuôn rồi cho vào ngăn đông khoảng 2 giờ hoặc cho đến khi bạn cảm thấy đủ độ cứng mà bạn có thể sử dụng là được. Bước 4: Lăn bánh qua bột - Lấy bánh đã đông ra khỏi tủ lạnh và cắt thành miếng vừa ăn rồi lăn bánh qua lòng đỏ. Sau đó, tiếp tục cho bột vào bột chiên xù để bột áo hết bột. Bước 5: Bánh sữa tươi chiên - Cho chảo chống dính lên bếp rồi cho cho dầu vào, đến khi dầu nóng thì cho bột vào chiên. Khi bột đã vàng đều thì lấy ra để lên giấy thấm dầu. Bước 6: Thành phẩm - Bánh sữa tươi chiên sau khi hoàn thành sẽ mang một lớp áo bên ngoài vàng um, giòn tan còn bên trong vừa mềm vừa mịn và béo vừa phải không quá ngấy. Trên đây là các cách làm bánh sữa tươi chiên với các công thức khác nhau. Bạn có thể thử áp dụng làm bánh cho gia đình, người thân hay bạn bè mình thưởng thức nhé! Chúc các bạn thành công. CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ – AN THÀNH Địa chỉ: 47/80 Ao Đôi, Khu Phố 10, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM Email: anthanhsale01@gmail.com Điện thoại: 0903103922 Hotline: 0906312325 Website: https://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/ Facebook: https://www.facebook.com/maydonggoianthanh Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/ Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/ Twitter: https://twitter.com/donggoianthanh Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/ Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube.

Sữa tươi chiên – Món ăn vặt phổ biến của giới trẻ hiện nay yêu thích

Sữa tươi chiên là món ăn vặt được giới trẻ vô cùng yêu thích có nguồn gốc xuất phát từ đất nước xa xôi Tây Ban Nha và có tên...
Bún mắm được biết là chúng có nguồn gốc từ nước bạn Campuchia. Quá trình du nhập vào Việt Nam được cải biên sau cho phù hợp với khẩu vị của người dân ta. Thường được nấu bằng mắm cá linh hoặc cá sặc hoặc có nhiều nơi trộn cả hai thứ cá đấy vào nấu để tăng hương vị. Chúng mang hương vị đậm đà hơn bún nước lèo, bún mắm chúng được ăn chung với heo quay, chả cá, cá lóc, mực, tôm, huyết,.. ăn kèm với rau sống. Còn đối với miền Tây - đặc biệt ở hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng, thường nấu bằng mắm bù hốc và người ta gọi là bún nước lèo, chúng được ăn chung với cá lóc, huyết, rau sống (rau muống chẻ, cọng bông súng, rau đắng, bắp chuối, kèo nèo, giá và rau diếp cá ), giấm ớt,... đơn giản rất nhiều. Khoảng những năm 1970, bún mắm được đưa lên Sài Gòn và được nhiều người yêu thích ngay lập tức do mang đầy hương vị của đồng nội, miền quê với cách nêm ngon đậm đà và dân dã. Món ăn khó cưỡng lại cho đến ngày nay và tùy vào nơi khác nhau ta có cách nấu ăn khác nhau để phù hợp với nơi đó. Dù nấu như thế nào thì bún mắm vẫn được coi là món ăn không thể quên sau khi ta thưởng thức lần đầu. Nguyên liệu làm Bún mắm: Chả cá thác lác: 200 gr Mắm cá sặc: 300 gr (hoặc mắm cá linh). Đối với một số gia đình, người ta thường dùng cả 2 loại mắm vào nấu chung để tăng hương vị đậm đà cho món bún mắm. Heo quay: 200 gr Cá diêu hồng: 1 con (800gr). Ta có thể thay thế bất kì loại cá nào mà ta thích ăn Mực: 300 gr Tôm: 400 gr Ớt: 3 trái Hẹ: 20 gr Cà tím: 2 trái Ớt sừng: 5 trái Thơm: 1/2 trái Hành tím: 2 củ Ngải bún: 50gr Hành lá: 3 nhánh Trái dừa: 1-2 trái Sả: 3 tép Rau ăn kèm 1 ít (giá/ rau đắng/ bông súng/ cù nèo/ hoa chuối) Bún tươi: 500gr Nước mắm: 1/2 muỗng cà phê Dầu ăn: 7 muỗng canh Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ hạt nêm/ tiêu xay/ đường/ bột ngọt) Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon cho món bún mắm: Cách chọn mua mắm cá ngon, chất lượng: - Bạn nên chọn mua những loại mắm được đóng hộp sẵn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bạn có thể mua mắm ngoài chợ nếu bạn đã ở quen với nó. - Ưu tiên chọn những loại có thương hiệu uy tín, thông tin xuất xứ, nguyên liệu sản xuất rõ ràng. Không chọn những loại khi ngửi có mùi hôi khó chịu hoặc bề mặt nổi váng mỡ bất thường. Cách chọn mua mực tươi ngon: - Bạn nên chọn những con có phần da màu tím sẫm, còn phần thân có màu trắng sữa. - Có thể kiểm tra độ tươi ngon của mực bằng cách dùng tay nhấn thử, nếu cảm nhận được độ đàn hồi tốt thì nên mua nhé. Không chọn những con mực khi sờ quá mềm, khi ngửi có mùi hôi và bề mặt có nhiều lốm đốm đen bất thường. Cách chọn mua tôm tươi ngon: - Những con tôm tươi thường có phần vỏ trong suốt, khi ngửi cảm nhận được mùi thơm nước biển đặc trưng. Như thế tôm đấy khi ăn ta sẽ cảm nhận được độ tươi và ngon của nó. - Ưu tiên chọn con có phần đầu và thân tôm dính chắc vào nhau và phần chân tôm xếp đều hướng vào trong. Không chọn mua những con có phần vỏ quá mềm, khi sờ bị nhớt và ngửi có mùi hôi. Cách chọn mua thịt heo tươi ngon: - Những miếng thịt ngon thường có phần nạc màu đỏ hồng, còn phần mỡ thì màu trắng đục bắt mắt. Ta có thể chọn bất cứ phần thịt nào mà ta thích ăn như đùi, ba rọi, thịt nạc,.... - Bên cạnh đó, bạn nên chọn những miếng có tỉ lệ nạc với mỡ cân bằng nhau thì khi ăn sẽ ngon hơn nhé. - Không chọn những miếng bề mặt đã bị chảy nhớt, phần thịt không còn tươi và khi ngửi có mùi hôi khó chịu. Các miếng thịt ấy có nhiều vi khuẩn gây đau bụng khi ta ăn chúng. Cách chọn mua cá diêu hồng/cá lóc tươi ngon: - Bạn chọn những con cá diêu hồng/cá lóc có phần vảy dính chặt vào thân cá và có vẻ ngoài sáng óng ánh. - Những con cá tươi thường có phần mắt trong, hơi lồi, không chọn những con có phần mắt chảy nhớt hoặc đục ngầu. - Không chọn những con khi sờ không cảm nhận được độ đàn hồi của phần thịt cũng hơi khi ngửi có mùi hôi. Những con ấy sắp chết, họ sẽ bỏ hoặc bán rẻ lại cho bạn nhưng khi ăn sẽ có mùi khó chịu và không ngon. Bún mắm được chế biến như thế nào? Sơ chế các nguyên liệu: Sả lặt bỏ phần lá úa và gốc rễ, rửa sạch, lấy 1 tép sả ra băm nhuyễn. Phần còn lại ta đập sơ, ta bẻ đôi tép sả và lấy phần lá mỏng quấn chặt thay phần dây. Hành tím lột bỏ vỏ, rửa sạch, một củ thì bạn cắt làm đôi, còn củ còn lại thì băm nhuyễn. Ngải bún rửa sạch, dùng dao đập dập. Ngải bún được coi là thành phần khó có thể thiếu vì chúng là tăng hương vị cho bún mắm đặc trưng hơn. Hành lá cắt bỏ lá úa vàng và rễ, rửa sạch, cắt phần đầu hành để riêng, còn lá hành thì cắt nhỏ. Ớt sừng rửa sạch, dùng dao rạch đôi theo chiều dọc rồi cẩn thận móc bỏ phần hạt ớt đi dùng chúng làm chả cá chiên. Còn ớt trái thì rửa sạch rồi băm nhuyễn. Thơm bạn gọt bỏ phần vỏ và mắt thơm, rửa sạch rồi cắt khúc. Cà tím rửa sạch rồi cắt khúc vừa ăn. Cá diêu hồng hay cá lóc bạn rửa sạch sạch, loại vỏ phần ruột cá bên trong, phần vẩy với vây cá. Sau đó bạn cắt cá làm 3 khúc, khúc đầu, khúc đuôi bạn cất để thực hiện món ăn khác, với món bún mắm, bạn chỉ dùng khúc giữa thôi nhé! Tiếp tục dùng dao tách bỏ phần xương cá rồi rửa thật sạch với nước. Cắt cá thành từng khúc vừa ăn. Còn với mực thì bạn lột bỏ phần da rồi rửa thật sạch lại với nước. Heo quay thì bạn cắt thành miếng vừa ăn, dày khoảng 1/2 lóng tay. Nấu mắm cá: - Bắc nồi lên bếp, cho vào khoảng 500ml nước. Sau đó, cho 300gr mắm cá sặc/cá linh vào trong nước, đợi nước sôi cho cá mềm, dùng muỗng dằm nhuyễn phần xác cá và nấu đến khi phần xác cá rục. Ta lấy vợt lược bỏ phần xương cá bỏ đi, cần lược qua 2-3 lần để lọc sạch xương. Tránh mắc cổ khi ăn. - Để mắm cá thơm hơn, bạn cho thêm 1 tép sả, 1 củ hành tím vào trong nước dùng nhá. Làm chả ớt: - Cho hành lá vào chén đựng chả cá và trộn đều để hành hòa quyện vào chả cá. Tiếp đến, cho tất cả chả cá vào một túi kính, nêm vào 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/3 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê tiêu và 1 muỗng cà phê dầu ăn. - Sau đó, dùng tay nhào thật kỹ phần chả cá để gia vị thấm đều. Cuối cùng, nêm thêm 1/2 muỗng cà phê nước mắm rồi trộn đều lần nữa. - Dùng muỗng múc chả cá nhồi vào từng quả ớt đã chuẩn bị. Tương tự, bạn làm đến hết phần chả cá và ớt đã chuẩn bị. - Sau khi đã nhồi xong, bạn bắc một cái chảo lên bếp, cho vào khoảng 3 muỗng canh dầu ăn, đợi dầu nóng thì gắp phần chả ớt vào và chiên vàng đều 2 mặt thì gắp ra đĩa để ráo dầu. Luộc tôm, mực, cá: - Bắc một nồi nước lên bếp, cho vào 1/2 muỗng cà phê muối, 1/3 muỗng cà phê bột ngọt và đun sôi. Khi nước sôi thì bạn cho mực vào luộc khoảng 2 phút. - Mực chín thì bạn cho tiếp tôm vào luộc trong khoảng 5 phút nữa. Sau 5 phút, tôm và mực đều chín rồi thì bạn vớt ra tô cho ráo nước. - Cuối cùng, cho cá diêu hồng vào luộc khoảng 4 phút, rồi cẩn thận vớt cá ra. Ta có thể thay thế bất kể cá gì mà gia đình thường ăn và hợp khẩu vị. Nấu nước dùng cho bún mắm: - Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi khoảng 2 lít nước. Sau 30 phút nấu mắm cá thì phần cá đã rục mềm, bạn đổ mắm cá qua rây để loại bỏ phần xác cá, phần mắm cá đã lọc thì cho vào nấu nước dùng, cho tất cả thơm đã cắt khúc vào, đun khoảng 1 giờ. - Tiếp đến, đổ phần nước lúc nãy dùng để luộc tôm, mực, cá qua rây vào. Nước luộc tôm, mực sẽ làm tăng độ ngọt cho nước dùng hoặc có thể ta sử dụng nước dừa tươi, dừa khô. - Bắc một cái chảo lên bếp, cho vào khoảng 3 muỗng canh dầu ăn, đợi dầu sôi thì cho phần sả đã băm nhỏ vào xào khoảng 1 phút thì cho tiếp ớt đã băm nhuyễn vào, ngải bún xào thêm 3 phút nữa thì cho hỗn hợp này vào nồi nước dùng. - Nêm vào 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh hạt nêm và 1/2 muỗng cà phê bột ngọt. Cho tất cả phần cà tím vào, đun thêm khoảng 10 phút nữa, nêm nếm lần cuối cho hợp khẩu vị bạn rồi tắt bếp, thêm một xíu hẹ vào để nước dùng thơm hơn. Hoàn thành: - Để hoàn thành món bún mắm này, bạn cho một lượng bún đủ ăn vào tô, xếp các loại topping gồm tôm, mực, cá, múc nước dùng chang vào sắp xỉ với bún hoặc nếu bạn muốn ăn nước nhiều vẫn cho thêm. - Xếp lên trên một ít thịt heo quay và chả ớt, cho xíu rau đắng lên trên để món ăn thêm hấp dẫn. Trộn đều và thưởng thức nhé! Bún mắm đạt chuẩn: - Bún mắm sau khi hoàn thành có phần nước dùng trong veo, đẹp mắt. Nước dùng đậm đà, ngọt thanh, kết hợp vị ngọt của nhiều loại nguyên liệu mang đến cho bạn cảm giác vô cùng tròn vị, ngon miệng. - Topping tươi ngon, đậm đà, chấm cùng nước me làm dậy mùi ngon hơn. Món ăn chắc chắn sẽ khiến mọi người gia đình bạn thích mê. Lưu ý khi làm bún mắm thành công: - Khi nấu mắm để lọc qua rây lấy phần nước cốt bạn không nên cho quá nhiều nước vì như vậy sẽ làm loãng phần nước cốt mắm. - Để món bún mắm ăn không ngán bạn có thể kết hợp thêm rau đắng, rau muống hay giá. Đối với mùa dịch này việc ăn uống trở nên khó khăn hơn vì các hàng quá không mở cửa. Chính vì thế, cách tốt nhất để thưởng thức món ăn vừa an toàn vừa hợp vệ sinh ta có thể nấu ăn ngay tại nhà của mình. Vừa đảm bảo được sự dinh dưỡng, vừa đảm bảo được sức khỏe không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh đang căng thẳng ngoài kia. Chúc các bạn thành công trong quá trình thực hiện nhé! CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ – AN THÀNH Địa chỉ: 47/80 Ao Đôi, Khu Phố 10, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM Email: anthanhsale01@gmail.com Điện thoại: 0903103922 Hotline: 0906312325 Website: https://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/ Facebook: https://www.facebook.com/maydonggoianthanh Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/ Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/ Twitter: https://twitter.com/donggoianthanh Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/ Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube.

Món ăn đậm chất miền Tây dân dã và hương vị khó quên – Bún mắm

Bún mắm được biết là chúng có nguồn gốc từ nước bạn Campuchia. Quá trình du nhập vào Việt Nam được cải biên sau cho phù hợp với khẩu vị...
Bánh flan sữa tươi có thành phần chính là trứng gà và thơm béo từ sữa tươi không đường. Sau khi hoàn thành, chúng có được biết đến bởi mền mịn, thơm ngon không tanh vị trứng và cũng không quá béo của sữa. Bánh flan được thưởng thức như món tráng miệng sau bữa ăn hay có thể thêm vào món trà sữa. Hương vị của bánh flan sữa tươi có thể thay đổi tùy vào khẩu vị của bạn, có thể thêm hương vị như trái cây ăn kèm hay làm nhân phôi mai,... Chúng có chất dinh dưỡng cao, phù hợp với mọi lứa tuổi, được giới trẻ ưa chuộng, rất bổ dưỡng cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Cách làm bánh flan sữa tươi không yêu cầu kỹ thuật gì cao hết nên ai cũng có thể làm được dù mới bắt đầu học làm bánh. Nhưng cần một số mẹo để bánh láng mịn, không bị rổ trong quá trình hấp chúng. Thành phần dinh dưỡng chúng mang lại cũng không kém phần lợi ích cho sức khỏe của bạn. Trứng gà giàu chất đạm và các axit amin, trong khi đó, sữa bổ sung canxi, phốt pho, protein, vitamin nhóm B và các khoáng chất khác cho cơ thể. Ngoài ra, khi kết hợp với một số nguyên liệu khác như các loại trái cây, nước cốt dừa, cà phê, phô mai… cũng mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Nguyên liệu làm bánh flan sữa tươi: Trứng gà: 4 quả Lòng đỏ trứng gà: 6 cái Sữa tươi không đường: 500 ml Đường: 170 gr Nước cốt chanh: 1 muỗng canh Nước lọc: 170 ml Dụng cụ thực hiện: Nồi, xửng hấp, tô, phới lồng, rây lọc, khuôn bánh flan,... Bánh flan sữa tươi và các bước chế biến: Đun caramel: Đầu tiên, cho vào nồi 120gr đường, 100ml nước rồi đun sôi (không khuấy) trên bếp với lửa nhỏ nhất. Khi thấy nước đường hơi ngả màu vàng nhạt, bạn cho vào thêm 1 muỗng canh nước cốt chanh. Tiếp tục nấu đến khi đường chuyển thành màu nâu cánh gián thì tắt bếp. Kế đến, cho vào nồi 70ml nước lọc, cầm nồi lắc tròn cho hỗn hợp hòa quyện với nhau. Quá trình cho thêm nước vào để làm lỏng caramel để khi ta đổ vào khuôn sẽ dễ dàng hơn. Còn nếu không, bước đổ nước vào caramel không cần thiết ta có thể bỏ nhưng khi caramel xong ta cần xử lý nhanh để chúng không bị đặc lại trong nồi không thể đổ vào khuôn được nữa. Cuối cùng, đổ 1 muỗng canh caramel vừa làm vào từng khuôn bán flan và để trong ngăn mát tủ lạnh cho đông lại. Khuấy hỗn hợp trứng sữa: Cho vào tô 6 lòng đỏ trứng, 4 quả trứng (cả lòng đỏ và lòng trắng), 50gr đường rồi khuấy nhẹ nhàng theo một chiều và tránh để tạo nhiều bọt khí. Tiếp đến, bạn đun 500ml sữa tươi không đường đến khi mặt sữa bốc hơi nóng là tắt bếp( nhớ là không đun sôi). Sau đó đổ từ từ sữa vào tô trứng, vừa đổ vừa khuấy cho hòa quyện. Cuối cùng, lọc hỗn hợp trứng sữa qua rây để loại bỏ cặn và sánh mịn hơn. Nếu muốn bánh flan mịn hơn ta cần lọc qua rây nhiều lần để bánh lọc bỏ được các cặn hay lòng trứng chưa tan được. Đổ khuôn bánh: Đổ từ từ hỗn hợp sữa trứng vào khuôn bánh caramel, bạn nhớ nghiêng khuôn và rót nhẹ để không tạo bọt khí, nếu không bánh sẽ bị rỗ sau khi hấp. Và nếu khi ta đổ bánh vào khuôn xuất hiện bọt khí, ta dùng tăm đâm thủng chúng đi để khi hấp sẽ không bị rổ. Tiếp theo, đậy nắp khuôn bánh lại không cần quá kín vì khi trong quá trình hấp ta cần kiểm tra bánh chín hay chưa. Hấp bánh: Kế đến, xếp bánh vào xửng, đặt xửng lên 1 nồi nước sôi. Đậy nắp nồi và hấp bánh trên lửa nhỏ vừa trong vòng 20 phút. Mách nhỏ: - Để biết bánh chín hay chưa, bạn dùng tăm xiên vào bánh, nếu rút ra tăm sạch không bị dính cặn lợn cợn là được. - Để bánh không bị rỗ, bạn nên hấp với lửa nhỏ nhất để bánh chín từ từ. Nếu chỉnh lửa to sẽ khiến hỗn hợp trứng bị sôi làm bánh dễ bị rỗ. Thành phẩm: Bánh flan sữa tươi siêu láng mịn và không bị rỗ, từng muỗng bánh mềm mại, béo ngậy quyện đều với caramel ngọt thơm, cực kỳ ngon đó nha. Bạn có thể dùng kèm bánh với đá viên đập nhuyễn và một ít cà phê sẽ càng thêm hấp dẫn hơn đấy! Mẹo làm bánh flan sữa tươi không bị rỗ: - Khi hấp bạn có thể dùng 1 cái khăn thấm nước tốt đậy phủ lên các khuôn bánh flan rồi đậy nắp lại, hoặc bọc mỗi khuôn bánh flan bằng giấy bạc rồi hấp. - Cứ 10 - 15 phút bạn nên mở nắp lau sạch phần hơi nước bám trên nắp nồi. Như vậy bánh flan sẽ không bị rỗ trên bề mặt bánh. - Đối với những trường hợp bánh flan bị rỗ bên trong, bạn có thể xử lý bằng cách dùng xửng hấp, hấp với lửa thật nhỏ. - Trường hợp nhà bạn không có xửng hấp, phải đặt trực tiếp khuôn bánh vào nồi, thì nên lót một cái khăn và bọc giấy bạc xung quanh khuôn bánh, để khi hấp hạn chế tình trạng hỗn hợp sữa trứng bị sôi gây rỗ đáy và rỗ bên trong bánh. Cách làm bánh flan truyền thống cho bé Nguyên liệu: Trứng gà: 3 quả Sữa tươi không đường: 200ml Sữa đặc có đường: 60g Đường: 50g Các bước làm bánh flan sữa tươi: Bước 1: Cho đường vào nồi, đổ ít nước rồi bắc lên bếp đun với lửa nhỏ. Khi thấy đường sôi chảy, bốc khói và ngả màu cánh gián thì cho vào chút nước cốt chanh, lắc đều. Trút nhanh caramel vào khuôn bánh, tráng nhẹ cho tạo một lớp mỏng dưới đáy khuôn. Bước 2: Trứng gà tách lấy lòng đỏ cho vào tô, đánh tan. Cho sữa đặc và sữa tươi vào nồi, bắc lên bếp đun lửa nhỏ cho hơi nóng ấm rồi tắt bếp. Đổ từ từ sữa vào trứng, vừa đổ vừa khuấy nhẹ theo một chiều để hỗn hợp hòa quyện. Bước 3: Lọc hỗn hợp qua rây vài lần cho mịn. Khi caramel trong khuôn đã khô cứng lại thì đổ hỗn hợp trứng sữa vào. Bước 4: Đặt khuôn bánh vào nồi hấp cách thủy. Bắc lên bếp hấp với lửa nhỏ từ 30 – 40 phút. Bánh chín lấy ra để nguội rồi cất vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 4 tiếng là dùng được. Vấn đề thường gặp và cách giải quyết khi ta làm bánh flan sữa tươi: Cách làm Bánh flan sữa tươi đơn giản nhưng nếu bạn mới tập tành làm món này lần đầu khó tránh khỏi gặp phải những sự cố ngoài ý muốn ( như bánh dễ bị rỗ, có mùi tanh của trứng, bánh không đặc,...). Dưới đây là một số lỗi thường gặp và cách khắc phục để có mẻ bánh hoàn hảo. Bánh flan bị rỗ: - Nguyên nhân: Đánh trứng quá bông khiến flan có nhiều bọt khí hoặc nướng/hấp bánh ở nhiệt độ cao cũng khiến flan bị rỗ. Ngoài ra, khi hấp bánh bằng phương pháp cách thủy, hơi nước đọng trên nắp vung nồi rồi rớt xuống gây rỗ bề mặt bánh. - Cách khắc phục: Dùng một chiếc khăn sạch, thấm nước tốt phủ lên miệng nồi rồi mới đậy nắp vung lại. Trong quá trình hấp, cứ cách khoảng 10 – 15 phút mở nắp ra, lau sạch nước đọng. Đậy nắp hoặc bọc kín khuôn flan bằng giấy bạc, màng bọc thực phẩm… cũng có tác dụng ngăn nước rơi vào. Bánh flan không đông: - Nguyên nhân: Tỷ lệ trứng và sữa chưa phù hợp (thường do quá nhiều sữa). Ngoài ra còn do nhiệt độ nướng/hấp quá thấp hoặc thời gian chưa đủ lâu để bánh chín hẳn. - Cách khắc phục: Cân đong chính xác và làm đúng theo chỉ dẫn trong công thức. Bánh flan bị khô mặt: - Nguyên nhân: Do trộn trứng, sữa chưa đều hoặc nấu ở nhiệt độ quá cao. - Cách khắc phục: Che hoặc bọc kín mặt flan khi nướng/hấp. Còn mùi tanh của trứng: - Nguyên nhân: Tỷ lệ trứng và sữa chưa phù hợp, không đun hoặc đun sữa chưa tới. - Cách khắc phục: Làm nóng sữa trước rồi mới cho vào trứng. Ngoài ra, cho một lượng vani vừa đủ để bánh không còn mùi tanh và thơm hơn. Bánh bị vỡ khi lấy khỏi khuôn: - Nguyên nhân: Công thức có tỷ lệ chất lỏng quá nhiều so với trứng. Do nướng/hấp bánh chưa đủ thời gian, hoặc để lạnh trong thời gian quá ngắn. - Cách khắc phục: Cân đong chính xác và làm đúng theo chỉ dẫn trong công thức. Caramel bị dính vào đáy khuôn: - Nguyên nhân: Nấu nước đường quá lâu hoặc khuấy đảo nhiều khi nấu. - Cách khắc phục: Không đun nước đường quá lâu, chỉ đun đến khi thấy nước đường đã đạt. Các rất làm bánh flan rất đơn giản nhưng đôi khi bị rỗ, sai các bước trong khi thực hiện hay caramel bị đắng,... Nhưng khi làm tại nhà, bánh flan sữa tươi sẽ đảm bảo được độ an toàn, giàu chất dinh dưỡng hơn khi ta mua, làm ra được các mùi vị yêu thích,.... Chúc các bạn thành công trong quá trình thực hiện nhé! CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ – AN THÀNH Địa chỉ: 47/80 Ao Đôi, Khu Phố 10, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM Email: anthanhsale01@gmail.com Điện thoại: 0903103922 Hotline: 0906312325 Website: https://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/ Facebook: https://www.facebook.com/maydonggoianthanh Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/ Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/ Twitter: https://twitter.com/donggoianthanh Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/ Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube.

Bánh flan sữa tươi ngay tại nhà không bị rỗ còn thơm ngon và bổ dưỡng

Bánh flan sữa tươi có thành phần chính là trứng gà và thơm béo từ sữa tươi không đường. Sau khi hoàn thành, chúng có được biết đến bởi mền...
Trong bối cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID -19) diễn biến phức tạp, bên cạnh các biện pháp dự phòng lây nhiễm COVID - 19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới, việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và duy trì một lối sống tích cực, lành mạnh đóng vai trò hết sức quan trọng giúp nâng cao miễn dịch và phòng chống dịch bệnh. Dinh dưỡng mùa dịch là điều cần thiết ngay lúc này vì để phòng chống dịch bệnh Covid -19 thì quan trọng nhất là chúng ta cần có một cơ thể khỏe mạnh ( ta có thể tập thể dục để nâng cao sức khỏe,...) và một hệ miễn dịch hoạt động tốt thông qua các thức ăn dinh dưỡng mùa dịch này. Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị các tác nhân gây hại trong môi trường xâm nhập vào cơ thể, chính vì vậy, cha mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cân đối, giúp các con khỏe mạnh và an toàn trong mùa đại dịch Covid 19 này. Một chế độ ăn đa dạng thực phẩm, đầy đủ và cân bằng các yếu tố đa lượng và vi lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chức năng hệ miễn dịch, có thể giúp giảm nguy cơ mắc cũng như rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Sau đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, từ đó phòng chống bệnh COVID-19 mà bạn cần tham khảo để tăng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình và bạn bè xung quanh. Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng thông qua các bữa ăn hàng ngày: - Nhiều người Việt có thói quen duy trì 03 bữa chính trong ngày (bữa sáng, bữa trưa, bữa tối). Tuy nhiên, một số người còn bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. - Những thói quen này khiến cho tổng năng lượng qua bữa ăn hàng ngày không đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể, khiến cơ thể mệt mỏi, hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc bệnh. - Để cung cấp đủ năng lượng qua các bữa ăn hàng ngày, chúng ta cần đảm bảo không bỏ bữa, ăn đủ 03 bữa chính, và lưu ý ăn thêm bữa phụ giữa giờ (sữa, sữa chua, hoa quả, đậu/đỗ/hạt ngũ cốc rang/sấy). ** Bổ sung thực phẩm nhiều đạm (protein) trong các bữa ăn hàng ngày: - Một chế độ ăn đủ đạm (protein) có vai trò rất quan trọng giúp cơ thể duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và giúp nhanh lành bệnh. Chất đạm cung cấp nguyên liệu tổng hợp các tế bào bạch cầu và kháng thể được ví như những binh lính trong cuộc chiến chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập cơ thể. - Đạm (protein) có nhiều trong các loại thực phẩm sau: Thịt, cá, trứng, sữa, và các loại đậu/đỗ. Mỗi người cần ăn 5-6 phần đạm (protein)/ngày. Mỗi phần đạm (protein) tương đương 40g thịt/cá/tôm, 1 quả trứng gà/vịt, 1 bìa đậu phụ, 1 cốc sữa. Nên phối hợp đa dạng thực phẩm trong bữa ăn, sử dụng đạm từ cả nguồn động vật và thực vật để đạt tổng số đạm (protein) cơ thể cần mỗi ngày. **Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Ăn nhiều hơn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật nhiều vitamin A và caroten (gan, trứng, khoai lang, bí ngô, cà rốt, đu đủ, xoài, bông cải/xúp - lơ…). Ăn nhiều hơn các loại rau xanh và hoa quả nhiều vitamin C (cam, bưởi, ổi…), các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm (đậu, đỗ, hạt hạnh nhân, thịt heo, thịt bò, hàu, sò…). Ăn nhiều hơn thực phẩm nhiều selen (trứng, nấm, tôm, đậu đỗ, ngũ cốc, thịt heo, bò…). Nghiên cứu cho thấy bổ sung kẽm có tác dụng phòng bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là viêm phổi ở người cao tuổi. ** Bổ sung các loại thực phẩm nhiều vitamin A và omega-3: - Đó là cá và các loại hải sản. Cá nên có mặt trong bữa ăn ít nhất 2 lần mỗi tuần. Vitamin A và omega-3 đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch đường hô hấp. Có thể dùng viên dầu cá uống bổ sung hàng ngày. - Ngoài ra, các loại hải sản còn là nguồn cung cấp kẽm rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. ** Bổ sung các loại rau, củ, gia vị nhiều hóa thực vật và tinh dầu: - Tăng cường sử dụng, hành, tỏi, gừng, sả, chanh, và các loại rau thơm nhiều hóa thực vật và tinh dầu (bạc hà, kinh giới, tía tô…) trong các bữa ăn hàng ngày vì những thực phẩm này có tính kháng khuẩn cao. Có thể uống viên tinh dầu tỏi hoặc 1-2 nhánh tỏi tươi, nước gừng ấm, nước chanh sả ấm. ** Bổ sung các Dinh dưỡng mùa dịch đặc trị tăng cường sức khỏe: - Những người cao tuổi, trẻ nhỏ, những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính, người thiếu cân hoặc suy dinh dưỡng thường có chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng. - Những người này nên bổ sung các chế phẩm dinh dưỡng giàu năng lượng và đạm, ví dụ sữa nước hoặc sữa bột tùy theo độ tuổi và bệnh lý nếu có. Mỗi ngày bổ sung không quá 500 calo, tương đương 2 cốc sữa. Nên tham vấn bác sĩ dinh dưỡng hoặc nhân viên y tế để có hướng dẫn lựa chọn sản phẩm phù hợp. ** Bổ sung các loại vitamin tổng hợp, khoáng chất và dầu cá: - Chế độ ăn đầy đủ vẫn là phương pháp hữu hiệu trong việc cung cấp các vitamin và khoáng chất trên. - Trong trường hợp chế độ ăn không đầy đủ, có thể xem xét uống bổ sung thuốc đa sinh tố chứa vitamin A, vitamin C, vitamin D, kẽm (Zn), và selenium (Se) theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đây là các chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể trong giai đoạn dịch COVID – 19. Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm: Cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày, nhu cầu nước hàng ngày của trẻ được tính như sau : Trẻ có cân nặng

Dinh dưỡng mùa dịch – Chế độ ăn uống phòng chống lây nhiễm Covid 19

Trong bối cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID -19) diễn biến phức tạp, bên cạnh các biện pháp dự phòng lây...
Bánh pía 朥饼 hay còn gọi là Bạch thoại tự: hó-piáⁿ là món bánh ngọt ngàn lớp có nhân và là bánh trung thu truyền thống xuất phát từ Triều Châu, Trung Quốc và được du nhập vào các khu phố người Hoa trên thế giới. Đặc biệt ở Đông Nam Á, nơi có Hoa Kiều cư ngụ là Malaysia, Indonesia, Philippines và Singapore. Ở Indonesia, bánh có tên gọi là Bakpia Pathok. Tại Việt Nam, bánh pía là một trong những đặc sản của Sóc Trăng, do người Hoa di cư vào miền Nam sáng tạo ra. Những chiếc bánh pía nguyên thủy chỉ có nhân thịt heo và đậu xanh, loại bột bánh có nhiều lớp mỏng và nhân bánh có trộn mỡ. Từ pía có gốc từ tiếng Triều Châu “pi-é”, âm Hán Việt có nghĩa là bánh. Bánh pía 朥饼 ngày trước cũng khá đơn giản, vỏ ngoài làm bằng bột mì có nhiều lớp da mỏng bao lấy phần nhân, lớp da ngoài dày thường để in chữ, nhân làm bằng đậu xanh và mỡ heo chứ không có lòng đỏ trứng muối và các loại thành phần khác như hiện nay. Do thị hiếu của người tiêu dùng mà các lò bánh mới thêm các thành phần hương liệu khác như sầu riêng, khoai môn, lòng đỏ trứng muối. Nguyên liệu làm Bánh pía 朥饼: Bột mì đa dụng: 400 gram Đậu xanh: 250 gram Đường cát trắng: 300 gram Thịt sầu riêng: 200 gram Nước lọc: 220 ml Bột năng: 100 gram Mỡ lợn: 300 gram Dầu thực vật: 145 ml Mạch nha: 15 gram Trứng: 12 quả (lòng đỏ trứng muối) Baking power: 4 gram (bột nở) Màu đỏ thực phẩm: 1/4 muỗng cà phê Dụng cụ thực hiện: Nồi, lò nướng, chén, muỗng, đũa, thau... Cách chế biến Bánh pía 朥饼: Làm phần bột nước (bột vỏ): - Trộn đều 300 gram bột mì và 2 gram bột nở vào trong một chiếc chậu nhỏ hoặc thau nhỏ, đừng quá lớn rất khó để nhồi. - Cắt nhỏ 200 gram mỡ lợn và cho vào chảo thắng với lửa vừa để lấy nước mỡ. Thắng đến khi mỡ teo lại thành tốp nhỏ vàng ươm thì tắt bếp, vớt bỏ tốp mỡ hoặc ta có thể để lên và làm ra các món ăn khác từ nó. - Sau đó vun bột thành một cái núi nhỏ, khoét một lỗ ở giữa núi bột và cho 40 gram đường cát trắng, 120 ml nước sạch, 50 ml dầu thực vật và 50 ml mỡ nước vào (tỉ lệ 1:1 giữa dầu thực vật và mỡ). - Dùng tay nhào trộn nguyên liệu quyện vào nhau để tạo thành một hỗn hợp bột dẻo. Để bột nghỉ khoảng 30 phút, sau đó cân và chia bột thành 12 phần bằng nhau. Mách nhỏ: Có thể thay mỡ nước bằng dầu thực vật. Phần bột trộn xong sẽ tương đối ẩm, nhiều dầu nhưng không nhão. Làm phần bột dầu cho bánh pía 朥饼 (bột ruột): - Cho 100 gram bột mì, 100 gram bột năng và 2 gram bột nở vào bát sau đó dùng tay trộn bột đều lên, nếu dính có thể cho thêm ít bột để đỡ dính. Nhớ đừng cho nhiều quá sẽ làm dai bánh. - Tiếp tục cho 20 gram đường cát trắng, 35 ml mỡ nước, 100 ml nước và 45 ml dầu thực vật vào hỗn hợp bột khô và trộn đều trong khoảng 5 phút đến khi cảm thấy hỗn hợp bột quyện đều vào nhau, dẻo và mịn. - Để bột nghỉ 30 phút. Sau đó cân và chia bột đều ra làm 12 phần bằng nhau. Lưu ý, phần bột này khá ẩm và hơi nhão. Làm phần nhân bánh Pía 朥饼: Chế biến mỡ lợn: - Đem 100 gram mỡ lợn rửa sạch, cắt hạt lựu rồi đem luộc chín. Cho ít muối vào để loại bỏ bớt các chất dơ bám xung quanh. - Vớt phần mỡ sau khi luộc ra để ráo rồi trộn với 60 gram đường cát trắng. Để hỗn hợp mỡ đường ra chỗ nắng cho mỡ trong lại. - Chế biến trứng muối: Lòng đỏ trứng muối xả sạch dưới vòi nước rồi đem ngâm với rượu trắng trong 15 phút. Sau đó lấy ra hấp chín. Chế biến đậu xanh cho phần nhân bánh pía 朥饼: - Cho 250 gram đậu xanh bỏ vỏ, ngâm nước cho mềm (tốt nhất là bạn nên ngâm từ 7 đến 8 tiếng) vào nồi, đổ nước ngập trên mặt đậu 1 đốt ngón tay.  Lưu ý: Khi ngâm đậu xanh qua đêm sẽ làm cho chúng ngon hơn khi làm bánh. - Đun đến khi đậu chín mềm. Trong quá trình đun hớt bọt cho sạch và để bánh thơm hơn. - Cho đậu chín vào máy xay sinh tố và xay (xay khô không thêm nước) cho đậu nhuyễn mịn. Tránh xay không nhuyễn làm nhân sẽ bị cục gây không ngon. Và tiếp theo ta sên đậu xanh: - Cho chảo chống dính lên bếp, để lửa to để chảo nóng đều. Sau đó chuyển sang lửa vừa, cho đậu xay nhuyễn vào chảo và xào với 180 gram đường. - Trong quá trình sên đậu, cho dầu ăn vào hỗn hợp nhiều lần. Sên đến khi đậu trở nên trong, dẻo thì cho 200 gram sầu riêng say nhuyễn và 100 gram mỡ đường vào xào cùng. - Sên với lửa thật nhỏ để tránh tình trạng tách dầu, làm hỏng nhân bánh. - Khi hỗn hợp đã trong, dẻo và không còn dính chảo nữa thì cho 15 gram mạch nha vào và trộn đều. Để hỗn hợp nhân thật nguội rồi chia thành 12 phần bằng nhau. - Lấy mỗi phần nhân bọc lấy 1 lòng đỏ trứng muối rồi vo tròn lại. Mách nhỏ: Bạn cũng có thể đánh bằng tay nếu như nhà không có máy xay khô, đánh thật kỹ đến khi đậu nhuyễn mịn là được. Khi xào nhân bánh, bạn có thể tăng giảm gia vị cho vừa khẩu vị. Nếu nhân bánh còn hơi nhão thì bạn cho thêm bột nếp rang vào và trộn đều. Sên 1 chút cho nhân dẻo lại thì tắt bếp. Nên làm nhân hơi ướt 1 chút, khi vo viên bọc trứng muối tuy hơi khó nhưng bánh sẽ mềm hơn. Cách cán và gói bánh Pía: - Đặt 1 viên bột nước ra một mặt phẳng sạch rồi cán mỏng. Đặt 1 viên bột dầu vào trong rồi bọc kín và vo tròn lại. - Sau đó, cán tiếp tục bột thành một hình thoi dài, độ dày khoảng 0,3 cm rồi cuộn chặt lại theo chiều dọc. - Tiếp tục cán cuộn bột trên thành một hình tròn mỏng, độ lớn đủ để bọc lấy viên nhân bánh và thừa được ra một chút. - Bạn phải cán sao cho phần giữa miếng bột thì dày, mép ngoài mỏng dần để dễ gói. - Đặt viên nhân bánh vào giữa miếng bột vỏ, gói lại cho kín nhân và dùng tay nắn nhẹ để được khối cầu đều. - Bạn cần gói cho lớp vỏ bám sát viên nhân bánh, dính mép bột chặt tay để nhân không bị hở ra ngoài khi nướng bánh. - Phần bột thừa ra bạn dùng tay túm chặt lại giống như túi gói quà. Quay phần túm bột xuống dưới thành đế bánh. - Đặt bánh đã nặn xong lên khay nướng có lót giấy nến chống dính. Dùng tay đè cho bánh hơi dẹt xuống, bề mặt bánh bằng phẳng. Trang trí bánh Pía 朥饼: - Dùng ngón tay ấn nhẹ lên mặt bánh để mặt bánh phẳng ra. - Lấy 2 – 3 miếng bông tẩy trang đặt lên đĩa sạch. - Hòa tan 3 – 4 giọt màu thực phẩm màu đỏ với một chút nước rồi đổ lên miếng bông. - Ấn nhẹ miếng in hình lên mặt bông rồi in lên bánh. Mách nhỏ: Không nên thấm quá nhiều màu và không để mực quá ướt. Nếu không các lớp vỏ bánh sẽ dính vào nhau, không tách thành các lớp mỏng được. Sau khi thấm mực lên tấm in, bạn có thể in trước lên 1 tờ giấy trắng cho mực bớt ướt rồi mới in lên mặt bánh. Nướng bánh Pía: - Trước khi nướng chúng ta lật bánh úp lại để bánh không bị phồng lên khi nướng. - Bật lò nướng ở 200 độ. Cho khay bánh vào nướng trong vòng 15 – 20 phút đến khi vỏ bánh hơi đục và bắt đầu nở xốp. - Lấy bánh ra, dùng tăm xăm vài lỗ trên mặt bánh để thoát khí. Đánh tan 1 lòng đỏ trứng gà với 1 chút nước rồi dùng chổi quét đều lên bánh. Cho khay bánh vào lò ở 180 độ và nướng thêm 15 phút nữa đến khi bánh vàng đều là được. Khi nướng lần 2 không cần lật úp bánh lại nhé. Mách nhỏ: Bạn chỉ nên quét trứng 1 lượt, không để chổi quá ướt sẽ làm tróc da bánh. Bánh pía 朥饼 thành phẩm: Bánh đạt yêu cầu là bánh tròn, đều, vỏ bánh không bị tróc da. Bánh chín đều, xốp, không nhão. Nhân bánh thơm mùi đặt trưng sầu riêng, nhân trứng muối không quá khô, vị vừa ăn. Bí quyết để làm bánh pía ăn ngon như tiệm: Để bánh mềm và ngon hơn, bạn làm nhân hơi ướt một chút. Khi phết trứng lên bánh chỉ nên phết một lượt và không phết quá ướt vì bánh rất dễ bị tróc. Bạn có thể in mộc lên mặt bánh bằng cách lấy 2 -3 miếng bông tẩy trang lót vào đĩa rồi hòa tan 3 – 4 giọt gel Wilton màu đỏ với một chút nước, đổ lên miếng bông. Sau đó nhẹ nhàng ấn mộc lên trên bông rồi in lên bánh. Lưu ý: Không nên thấm nhiều màu vì nếu quá ướt các lớp vỏ bánh sẽ không tách lớp được. Cách làm món bánh Pía 朥饼 tương đối đơn giản mà vẫn cho ra những chiếc bánh vàng ươm và dậy mùi thơm cũng như hương vị tuyệt vời. Chúc bạn sẽ thành công với bí quyết làm món bánh hấp dẫn này nhé! Có những món ăn nguyên liệu rất đơn giản nhưng cho ra hương vị thơm ngon! Chúc các bạn thành công với món bánh này! CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ – AN THÀNH Địa chỉ: 47/80 Ao Đôi, Khu Phố 10, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM Email: anthanhsale01@gmail.com Điện thoại: 0903103922 Hotline: 0906312325 Website: https://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/ Facebook: https://www.facebook.com/maydonggoianthanh Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/ Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/ Twitter: https://twitter.com/donggoianthanh Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/ Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube.

Nền ẩm thực thế giới và đặc sản Sóc Trăng – Bánh pía 朥饼

Bánh pía 朥饼 hay còn gọi là Bạch thoại tự: hó-piáⁿ là món bánh ngọt ngàn lớp có nhân và là bánh trung thu truyền thống xuất phát từ Triều Châu,...
Bánh tét, có nơi gọikhác còn gọi là bánh đòn (tùy theo vùng miền khác nhau tên gọi cũng bị ảnh hưởng). Là một loại bánh trong ẩm thực của cả người Việt và một số dân tộc ít người ở miền Nam và miền Trung Việt Nam. Chúng có nét tương đồng của bánh chưng ở Miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuối để gói thay vì lá dong. Vì vậy nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam với vị trí không khác bánh chưng. Nhưng cũng có nhiều bánh tét nhân chuối hay đậu đen được làm hay là bán quanh năm. Bánh tét ngày Tết thường để lâu được vài ngày, được nấu vào đêm giao thừa hoặc xa hơn để những ngày Tết có thể dùng để ăn với dưa món và thịt kho . Đây thường là bánh tét nhân mặn với thịt, mỡ và đậu xanh, và dùng cho nhiều người ăn Ngoài ra, còn có bánh tét nhân ngọt với nhân chuối hoặc đậu xanh, loại to dùng cho nhiều người ăn hoặc loại nhỏ dùng cho một người ăn. Nếu bạn chưa được trải nghiệm những công đoạn này diễn ra như thế nào thì hãy cùng An Thành tìm hiểu về cách làm bánh tét ngày Tết bằng lá chuối hoặc lá dong cực ngon, xanh, đẹp mắt, ăn là nghiền ngay sau đây nhé. Nguyên liệu làm bánh tét: 800 g nếp 400 g đậu xanh nguyên vỏ 400 g thịt ba rọi (ba chỉ) ¼ thìa cà phê muối 1 thìa cà phê nước mắm 1 thìa cà phê đường ¼ thìa cà phê bột nêm/ vị tinh 1 thìa cà phê tiêu (xay/ nguyên hạt) 2 củ hành tím đập dập Dụng cụ thực hành: Lá chuối / lá dong Lạt tre Nồi cỡ lớn / nồi áp suất Khay/ mâm rộng Hướng dẫn sơ lược quá trình hình thành bánh tét: Bước 1: Chuẩn bị Đậu và nếp ngâm từ 4-8 tiếng, vớt ra để ráo rồi xóc với chút muối. Lạt tre ngâm 8-10 tiếng cho mềm. Lá chuối rửa sạch, chần qua nước sôi để ráo, lau khô. Thịt rửa sạch, để nguyên tợ và cắt dải dài, ướp gia vị 15-20 phút. Bước 2: Gói bánh tét Trải lá chuối lên khay/mâm rộng. Đổ gạo nếp lên lá, dàn mỏng thành lớp theo chiều ngang. Làm tương tự với đậu. Trải thịt vào giữa. Phủ một lớp đậu và gạo nếp phủ cuối cùng. Lưu ý dàn nếp phủ đều đậu và thịt. Cuốn sấp đôi lá chuối để định hình bánh. Cuộn gấp chặt mép và buộc dây nháp để tạo hình đòn. Gấp đáy, dựng đứng đòn bánh và vỗ dọc thân để các nguyên liệu được chặt. Dùng lạt buộc cố định theo chiều ngang và dọc đòn bánh. Bước 3: Nấu bánh tét Dựng đứng bánh tét vào thành nồi, đổ nước ngập bánh. Đun liên tục 6-10 tiếng. Vớt bánh ra để nguội. Bước 4: Hoàn thành Cắt bánh ra thành khoanh ăn kèm dưa món, củ kiệu. Cách làm bánh tét chi tiết hơn dưới đây: Các bước từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến cách gói và nấu bánh tét là các quá trình khép kín chặt chẽ. Chỉ cần thiếu 1 trong các khâu là món bánh tét không hoàn chỉnh được hương vị vốn có từ lâu đời của ông bà ta. Bước 1: Chuẩn bị Nấu bánh tét, bạn cần phải ngâm đậu và nếp khá nhiều giờ (4-8 tiếng) cho nở, vậy nên bạn có thể ngâm trước qua đêm cho tiết kiệm thời gian nhé. Vì phải ngâm khá lâu nên để giữ được các dưỡng chất bạn nên chọn mua đậu xanh còn nguyên vỏ, không cần cán trước nhé.  Bạn nào thích bánh tét có màu xanh đậm đẹp thì có thể ngâm nếp với nước lá rau ngót, lá dứa hoặc lá cải. Khi ngâm nếp, bạn nhớ cho một chút muối vào để tăng vị đậm đà cho nếp khi nấu bánh nhé. Khi nấu nướng, chọn được nguyên liệu ngon là bạn đã thành công một nửa rồi. Với bánh tét, để bánh dẻo ngon thì bạn có thể chọn nếp ngỗng, nếp nhung,…; vừa dẻo vừa thơm nhiều thì có nếp cái hoa vàng, nếp sáp,… Đậu xanh ngâm, ngậm nước trương lên, xát nhẹ là vỏ tự tách ra. Bạn chỉ cần đãi sạch vỏ là thu được đậu xanh tróc vỏ rồi. Sau khi ngâm, đậu và nếp bạn đãi rửa sạch sẽ và để thật ráo. Bạn xóc nếp lại với 1 thìa cà phê muối; đậu thì ướp đường và muối mỗi loại 1 thìa cà phê. - Phần thịt ba rọi bạn thái thỏi, nhồi với chút muối hạt, gừng và ít rượu trắng để khử mùi rồi rửa sạch và ướp với các gia vị đã chuẩn bị. Riêng tiêu, bạn có thể ướp tiêu xay hay tiêu nguyên hạt đều được cả. Nếu bạn làm bánh tét chay nhân đậu, không có thịt mỡ thì nhớ xóc nếp và đậu cùng một chút dầu để bánh bóng đẹp và vẫn đượm vị béo dù không có mỡ nhé. - Ngoài đậu và nếp, lạt tre và lá gói bạn cũng nên xử lý trước cho đỡ mất thời gian nhé. Lạt tre cần phải rửa sạch và ngâm tầm 8-10 tiếng cho dẻo mềm mới sử dụng được. - Về phần lá gói, miền Bắc hay dùng lá dong, còn miền Nam thường dùng lá chuối. Lá nên chọn các lá bản to và không bị rách, thủng nhé. Cách sơ chế lá tương tự nhau. Nếu bạn dùng lá đông đá đã qua sơ chế thì chỉ cần rửa xả dưới vòi là sạch ngay. Nhưng nếu bạn dùng lá tươi thì nên ngâm chừng nửa tiếng trước khi rửa. Lá sau khi rửa sạch, để tăng độ dẻo dai bạn có thể nhúng sơ qua nước sôi như khi làm bánh giò rồi để ráo qua đêm hoặc hong nắng nhẹ, một số vùng người ta hơ sơ qua lửa thay cho phơi nắng. Trước khi gói bánh bạn nhớ lau qua lá lại một lần nữa cho sạch Đặc biệt, để bánh không bị đắng, nếu bạn dùng lá chuối thì lưu ý là mua lá chuối hột nhé. Bước 2: Gói bánh tét Gói bánh ràng lạt có lẽ là công đoạn khó nhất với mình, nhưng khi đã quen tay thì thấy đỡ hơn. Vì nếu mới gói sẽ làm cho bánh tét không đều và hay có các lỗ hỏng trên bánh. Khi gói bánh, để tránh bị rách lá và dễ bóc hơn khi ăn, bạn chú ý sớ lá khi gói nhé. Bạn trải lá lên khay/mâm rộng. Nếu dùng lá chuối, bạn chú ý lớp lá ngoài cùng lật mặt lá láng ra ngoài, trải sớ xuôi. Lớp thứ 2 trải tùy ý. Lớp lá cuối trải sớ ngang, lật mặt láng vào trong. - Còn nếu bạn dùng lá dong thì không cần nhìn sớ, cứ trải tương tự lá chuối là được. Thường thì mình hay gói bánh tét đòn nhỏ (~20 cm) vừa nhà ăn thôi nên bề ngang bản lá bạn rọc cỡ 25-30 cm là vừa. Nhỡ mà không mua được lá bản to thì bạn xếp chồng so le nhiều lá lên, căn sao cho vừa vặn là được. - Tiếp đấy bạn đổ gạo nếp lên lá, dàn mỏng thành lớp theo chiều ngang, nhớ chừa lại một khoảng bằng nhau ở hai đầu để gấp mí. Bạn làm tương tự với đậu. Sau đấy bạn trải thịt vào giữa; tiếp tục rải 1 lớp đậu rồi 1 lớp gạo nếp cuối cùng. Lưu ý: dàn nếp phủ đều đậu và thịt nhé - Tiếp đấy, bạn cuốn sấp đôi lá chuối để định hình bánh, rồi cuộn gấp chặt mép và buộc dây nháp để tạo hình đòn. - Bạn gấp đáy, dựng đứng đòn bánh và vỗ dọc thân để các nguyên liệu xếp chặt vào với nhau. Sau cùng, bạn dùng lạt buộc cố định theo chiều ngang và dọc đòn bánh. Bánh tét ràng chặt một chút thì sau này ra bánh sẽ đẹp hơn. - Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn có bán khuôn để làm bánh tét. Tương tự khuôn bánh chưng, khuôn này giúp cũng bạn định hình kích cỡ và hình dáng của bánh tét đều hơn. Còn các bước gói bánh thì giống hệt với cách gói thủ công truyền thống. Nhưng ở công đoạn giữ mép cột dây nó sẽ giúp bạn thao tác dễ dàng hơn một chút. Người miền Nam gói bánh sẽ chừa lạt dài một chút để bện dây quai ở đầu đòn bánh, như thế sau này nấu vớt bánh ra dễ hơn. Bước 3: Nấu bánh tét - Nếu bạn nấu nhiều bánh tét thì nấu bếp lò củi sẽ tiện và bánh ngon hơn. Còn nếu bạn chỉ nấu ít ít cho gia đình dùng thì dùng bếp bình thường ở nhà là được. Nhà bạn nào có nồi áp suất có thể tận dụng nấu bánh tét để tiết kiệm thời gian nhé. - Bánh tét bạn cho vào nồi, nếu ít bánh thì bạn dựng dọc thành nồi để lúc sau vớt trở đầu cho dễ. - Thời gian nấu bánh sẽ tùy vào loại bếp bạn dùng và kích cỡ to nhỏ của đòn bánh. Thông thường bánh nấu liên tục từ 6-10 tiếng, nước cạn là bánh chín. Nếu nồi nhỏ, bánh dựng dọc thì khi nấu được 1 nửa thời gian, bạn vớt bánh ra trở đầu lại rồi tiếp tục nấu để bánh chín đều. Bạn nào dùng nồi áp suất thì có thể tiết kiệm được kha khá thời gian (tầm 2-3 tiếng) và cũng không cần trở đầu hay châm nước giữa chừng. - Nhưng nếu bạn nấu lò hoặc bếp bình thường và dùng nồi cỡ nhỏ thì thi thoảng sẽ phải châm thêm nước. Bước 4: Cách Làm Bánh Tét - Hoàn thành - Sau khi bánh chín, bạn vớt ra và rửa lại vài lần với nước lạnh cho lớp lá vỏ bên ngoài sạch sẽ và để thật ráo. Cách này sẽ giúp bạn giữ bánh được nhiều ngày mà không bị hư hỏng. Bánh tét thông thường, ở nhiệt độ phòng trong thời tiết lạnh, bạn có thể bảo quả được khoảng 5-7 ngày. Ở những vùng nóng ẩm, thì tốt nhất nên dùng bánh tét trong vòng 3-5 ngày sau khi nấu. Nhưng nếu bạn bọc quanh đòn bánh bằng màn bọc thực phẩm, cho vào ngăn mát tủ lạnh hoặc trữ đông thì có thể bảo quản được từ 2-4 tuần. Khi nào ăn bạn chỉ cần lấy bánh ra hấp lại, cho vào quay lò vi sóng hoặc chiên. - Bánh tét đạt chuẩn thì nếp phải dẻo thơm, quyện vị đậu bùi bùi và thịt mỡ beo béo. Bánh không bị bở, các nguyên liệu phải quyện chặt vào với nhau và đều màu. Một số nhà, sau khi bánh chín, sẽ gói thêm 1 lớp lá xanh tươi bên ngoài cột lại lạt rồi mới đơm lên thờ cho đẹp. - Ở miền Nam, vào dịp Tết người ta sẽ đơm bánh tét với củ kiệu, dưa hành, canh khổ qua và thịt kho tàu. Bánh tét rất hợp khi ăn kèm các loại dưa chua, cay; vừa chống ngấy vừa gia tăng khẩu vị. Bạn hay bánh tét hay bánh chưng, vậy bạn có biết chúng có nguồn từ khi nào và ở đâu không? Tôi sẽ cho bạn câu trả lời qua bài viết dưới đây: Sự tích bánh tét: Như các bạn được biết Tết miền Bắc có bánh chưng xanh gắn với sự tích “Bánh chưng bánh dày” của hoàng tử thứ 18 là Lang liêu - Con của vua Hùng thì bánh tét cũng là một trong những món ăn được người miền Nam rất yêu thích, gắn với những câu chuyện ly kỳ và có nguồn gốc riêng của nó đó là: Khi vua Quang Trung đánh đuổi quan Thanh xâm lược vào dịp Tết năm Kỷ Dậu 1789 thì để tạo được cuộc tiến công thần tốc từ Thuận Hóa đến Thăng Long nên đạo quân gồm 7 vạn binh lính đã phải thực hiện cuộc hành quân ngày đêm không ngủ, mang theo rất nhiều cáng để nghỉ và ăn uống trên cáng thay phiên nhau. Tức là 1 người nằm nghỉ thì sẽ có 2 người cáng đi. Và để đảm bảo lương thực cho quân lính nên vua Quang Trung đã cho người nấu bánh chưng nhưng lại thay đổi hình dạng hình vuông thành hình đòn để tiện mang theo, vừa không cồng kềnh lại không phải dừng lại nấu nướng. Và cũng có truyền thuyết khác kể rằng khi Nguyễn Huệ đánh đuổi quân Thanh ra khỏi đất nước thì lúc bấy giờ quân lính được nghỉ ngơi, ăn Tết. Trong số quân lính có người được vợ gửi cho món bánh làm từ gạo nếp, nhân đậu xanh, hình dạng như bánh tét ngày nay. Anh lính mang bánh mời vua Quang Trung. Vua ăn ngon bèn ra lệnh cho mọi người gói loại bánh này để ăn Tết và đặt tên là bánh Tết để ghi nhớ chiến thắng giặt Thanh và thể hiện tình cảm gia đình thắm thiết mỗi khi xuân về. Bánh Tết nhưng do cách gọi của người miền Nam nên đọc trệch ra là bánh tét. Đó được xem là nguồn gốc của bánh tét trong ngày Tết cổ truyền ngày nay. Có những món ăn nguyên liệu rất đơn giản nhưng cho ra hương vị thơm ngon! Chúc các bạn thành công với món bánh này! CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ – AN THÀNH Địa chỉ: 47/80 Ao Đôi, Khu Phố 10, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM Email: anthanhsale01@gmail.com Điện thoại: 0903103922 Hotline: 0906312325 Website: https://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/ Facebook: https://www.facebook.com/maydonggoianthanh Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/ Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/ Twitter: https://twitter.com/donggoianthanh Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/ Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube.

Bánh tét – Món ăn không thể thiếu trong mỗi dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền

Bánh tét, có nơi gọi khác còn gọi là bánh đòn (tùy theo vùng miền khác nhau tên gọi cũng bị ảnh hưởng). Là một loại bánh trong ẩm thực...
Bánh phu thê, chắc đã không còn xa lạ đối với mỗi người Việt Nam, chiếc bánh vẫn thường xuất hiện trong mỗi dịp lễ tết, cưới hỏi. Bánh phu thê không chỉ là một trong những loại bánh truyền thống của Việt Nam mà còn hàm chứa trong đó triết lý âm dương của cả dân tộc. Từ một đặc sản của làng Đình Bảng – Bắc Ninh, bánh phu thê đã nhanh chóng nổi tiếng và trở thành một loại bánh được ưa chuộng trên khắp đất Việt. Sự tích ra đời làm nên chiếc bánh phu thuê hay còn gọi là xu xê: Tục truyền, tên gọi bánh phu thê là do sự tích vua Lý Anh Tông đi đánh trận, người vợ ở nhà thương chồng vất vả đã tự tay vào bếp làm bánh gửi ra cho chồng. Vua ăn thấy ngon, nghĩ đến tình vợ chồng đã đặt tên bánh là bánh phu thê. Cũng vì tên gọi ấy mà bánh phu thê (hay cũng còn gọi là xu xê) luôn được buộc thành cặp, biểu trưng cho sự gắn bó son sắt của tình chồng vợ. Có người lại truyền nhau tên gọi bánh “phu thê” gắn liền với câu chuyện kể về vợ chồng người lái buôn thuở xưa. Chuyện kể rằng, trước lúc người chồng lên đường đi buôn ở phương xa, người vợ làm bánh tặng chồng và thề rằng cho dù xa nhau nhưng lòng nàng vẫn luôn ngọt ngào, đậm đà như bánh. Chồng cảm động đặt tên cho bánh là bánh phu thê. Chẳng ngờ đến phương xa, người chồng bị say đắm bởi sắc đẹp của các cô gái lạ và không muốn quay về. Người vợ ở nhà biết tin liền làm bánh gửi cho chồng kèm theo lời nhắn: “Từ ngày chàng bước xuống ghe Sóng bao nhiêu đợt bánh rầu bấy nhiêu”. Nhận được bánh và lời nhắn của vợ, người chồng hối hận liền tức tốc quay về và không còn nghĩ đến chuyện thay lòng đổi dạ nữa. Từ đó, người ta truyền nhau rằng bánh phu thê tượng trưng cho sự thủy chung của vợ chồng và thường hay có mặt trong tiệc cưới như một lời nhắn nhủ đến các đôi vợ chồng trẻ. Nguyên liệu bánh phu thê làm rất đơn giản: + Vỏ bánh: 100g bột khoai (potato starch), 150g bột năng (tapioca), 100g đường, 5g muối, 450ml nước, dừa non thái sợi, 2 muỗng canh dầu ăn. + Nhân bánh: 200g đậu xanh, 80g đường, 2 thìa canh dừa non băm nhỏ, 1 thìa dầu ăn. + Đựng bánh: Hộp nhựa ( như loại đựng bánh plan), bọc thực phẩm. Cách làm nhân bánh phu thê: Đậu xanh: chúng ta đem vo sạch, đãi và nhặt hết những hạt thối ra, đem ngâm với nước muối để qua đêm, tránh khi ăn nhân sẽ bị đắng. - Ngâm đỗ xanh trong nước ấm khoảng 30 phút để cho hạt đỗ được mềm ra. Chuẩn bị giá hấp hoặc vỏ hấp có sẵn trong nồi cơm điện và 1 chiếc khăn mỏng. Trải đều chiếc khăn trong khay hấp , đổ phần đỗ xanh vào và bắt đầu hấp. Cho nước vào nồi rồi đặt khuôn hấp lên, chúng ta hấp trong khoảng 15 phút, khi nước sôi thì cho nhỏ lửa lại. - Khi hấp xong chúng ta sờ tay thấy mềm là được, không cần chín quá vì chúng ta còn phải xay đỗ ở bước sau. - Chúng ta dùng máy xay sinh tố và xay phần đỗ ra, chúng ta nhớ xay bằng cối chuyên xay đỗ nhé. Mỗi lần xay chúng ta bỏ đỗ, đường và 1 chút nước lọc để xay nhé. - Cứ thực hiện xay cho đến hết phần đỗ thì chúng ta bỏ ra một bát riêng. - Phần đỗ này chúng ta cho lên chảo, đổ 1 chút dầu ăn đảo lại cho đậu không bị dính, sua khi được hỗn hợp thì đổ ra bắt đầu nặn thành hình tròn vừa phải. Mỗi lần nặn chúng ta xoa chút dầu ăn cho đỡ dính . - Được 1 đĩa nhân bánh chúng ta để ra đĩa, chờ làm vỏ bánh xong chúng ta cho vào nặn cùng. Cách làm vỏ bánh phu thê: - Đổ phần bột năng ra 1 chiếc bát to, cho đường ( tùy theo khẩu vị chúng ta có thể dùng nhiều đường hoặc ít đường), nước cốt dừa. Cho một chút dừa nào vào phần bột, dừa nạo chúng ta có thể chia thành nhiều phần khác nhau, chúng ta làm bao nhiêu màu thì chúng ta làm bằng đó phần dừa nạo. - Đổ khoảng 250ml nước vào nếu dùng 150g bột năng. Dùng muôi hòa đều hỗn hợp này lên . - Bắc nồi lên bếp để đun hỗn hợp, khuấy đều tay, đến khi hỗn hợp này sánh lại và tắt bếp, nhưng vẫn đảo đều tay khuấy cho hỗn hợp sánh mịn đặc . - Tiếp theo chia phần bột thành nhiều phần theo màu sắc, hương vị chúng ta làm, ví dụ hương 1 dừa 1 phần bột, hương vị dâu 1 phần, hương vị cam 1 phần bột, cứ làm tương tự như vậy đến khi hết phần bột và phần màu chúng ta có. Dùng muôi chúng ta khuấy đều lên cho phần màu và bột hòa quện vào nhau. Cách nấu bánh phu thê: - Sau khi xong chúng ta dùng lá chuối hoặc khuôn nhỏ chúng ta gói bánh để đem đi hấp, cứ cho 1 phần bột, rồi ở giữa để 1 nhân đỗ, xong lại cho tiếp 1 phần bột cho kín nhân là được, thực hiện như thế cho hết phần bột bánh với các màu khác nhau. Nếu là khuôn chúng ta đậy nắp tại, là hộp chúng ta gói bóng nilon, nếu vỏ chuối chúng ta gói lại rồi hấp. Có thể dùng bất cứ thứ gì phù hợp để gói bánh lại chứ không nhất thiết dùng khuôn. Bí quyết trong cách làm bánh phu thê ngon đó chính là cho thêm vào một muỗng cà phê nước hoa bưởi hay bột vani để tạo thành mùi thơm hấp dẫn. - Đặt nồi hấp lên cho nước vào, bật bếp cho khi sôi bắt đầu đặt bánh vào. Chúng ta chỉ cần hấp 15 phút là bánh chín, vì nguyên liệu chúng ta đã hấp cũng gần chín rồi. Gói bánh phu thê và tạo hình: - Sau khi hấp chín bánh chúng ta chuẩn bị lấy bánh ra và gói bánh. Chuẩn bị giấy nilon bọc thực phẩm, dừa nạo, vừng rang sẵn. - Trải lớp bóng nilon ra, cho 1 bánh đã hấp vào, trên mặt bánh chúng ta rắc một chút dừa nào và vừng, rồi bọc kín bánh lại, bước này chúng ta chặt tay để cho chiếc bánh được mịn. Làm tương tự như vậy, sau khi hết bánh có các màu thì chúng ta bày ra đĩa. - Sử dụng một lượng bột vừa đủ rồi dùng tay rê kín sau đó ép bánh dẹp xuống thành hình vuông hay hình chữ nhật tùy ý và phải được gói khi bột còn nóng. - Bánh xu xê làm xong nên để tủ lạnh khoảng 2 ngày thì ăn sẽ rất ngon. Chiếc bánh mịn, ăn giòn ngoài vỏ, mềm bên trong thì đã đạt yêu cầu nhé. Thành phẩm: Bánh xu xê ăn có vị ngọt, vị béo của nước cốt dừa nhưng khi ăn lại không bị ngấy, bởi vị giòn thanh mát của bột năng. Để giúp thưởng thức món ngon tuyệt vời đến như vậy đòi hỏi người nấu phải có sự khéo léo trong cách làm bánh xu xê. Lưu ý khi ta làm món bánh phu thê: – Phải dùng đúng tinh bột. Nếu không có tinh bột đậu xanh, thay phần bột đó bằng đậu năng (bánh sẽ dẻo hơn 1 chút, tinh bột đậu xanh giúp bánh được giòn) – Có thể tạo màu vàng với tinh bột nghệ (sẽ không bị mùi nghệ), đỏ với củ dền/nước ép vỏ thanh long, cam với nước ép cà rốt. – Không hấp quá lâu bánh sẽ bị mềm. Hấp xong thấm bánh cho thật ráo. Để bánh thật ráo nguội mới gói, nếu không bánh dễ hư – Có thể sắp sẵn vài sợi dừa dài – Bánh xu xê được làm từ nhân đậu xanh càng ngâm trong thời gian lâu sẽ càng dễ bị thiu. Đậu xanh tuyệt đối không thêm nước khi xay. – Trước khi hấp để giúp tăng thẩm mỹ cho bánh thì cần phải hấp trước khi gói. Nên gói chặt vỏ bánh lại với nhau để nước không dính vào bên trong dễ bị tình trạng thiu. – Bột bánh sẽ bị cứng và rất khó làm khi bị nguội đi, khi gặp phải trường hợp này bạn chỉ cần mở lò vi sóng và cho bột vào ở mức thấp nhất ( khoảng 2 phút ) bột sẽ mềm đi khi được làm nóng. – Để đảm bảo được độ đều của màu bánh và dễ nặn hơn thì bạn chỉ cần thật nhanh tay trong lúc nhào bột, sên kĩ nhân bánh và đảm bảo vỏ chín hoàn toàn thì sẽ lâu hỏng hơn. Có những món ăn nguyên liệu rất đơn giản nhưng cho ra hương vị thơm ngon! Chúc các bạn thành công với món bánh này! CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ – AN THÀNH Địa chỉ: 47/80 Ao Đôi, Khu Phố 10, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM Email: anthanhsale01@gmail.com Điện thoại: 0903103922 Hotline: 0906312325 Website: https://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/ Facebook: https://www.facebook.com/maydonggoianthanh Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/ Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/ Twitter: https://twitter.com/donggoianthanh Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/ Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube.

Bánh phu thê – Biểu trưng cho sự gắn bó son sắt của tình chồng vợ

Bánh phu thê, chắc đã không còn xa lạ đối với mỗi người Việt Nam, chiếc bánh vẫn thường xuất hiện trong mỗi dịp lễ tết, cưới hỏi. Bánh phu...
Với những bạn đã đi du lịch Đà Lạt chắc chắn sẽ biết bánh căn là món ăn rất nổi tiếng, có bán rất nhiều ở khu vực chợ đêm. Nếu mê món bánh căn "thương hiệu" Đà Lạt mà chờ mãi vẫn chưa có dịp lên lại, chi bằng hãy tự học cách làm bánh căn để thưởng thức ngay tại nhà cho đỡ ghiền. Bánh căn Đà Lạt  thơm bùi bột gạo, béo vị trứng, kết hợp nước chấm chua ngọt, và rau xanh tươi mát là món dễ gây mê hoặc với bất kỳ ai. Lấy tự nhiên làm gốc, các thành phần trong bánh căn được chế biến theo nguyên tắc khoa học, âm dương tương xứng, hàn nhiệt hài hòa, nên không chỉ ngon, bổ mà còn lành. So với bánh khọt thì loại bánh này không cần đến quá nhiều dầu mỡ, vì thế chị em có thể yên tâm thưởng thức mà chẳng lo ngại về chuyện tăng cân hay không. Hãy cùng An Thành tham khảo bài viết bên dưới để tạo ra những mẻ bánh căn nhỏ xinh, nóng hổi làm ấm bụng giữa tiết trời vào đông nhé! Nguyên liệu chính làm bánh căn Đà Lạt: 1 chén gạo 1/2 chén cơm nguội 2,5 chén nước lọc 1 muỗng cà phê muối 1/4 chén đường 500 gram thịt băm 1,5 muỗng canh hành tím băm 1,5 muỗng canh tỏi băm 1/2 muỗng cà phê tiêu 2 muỗng cà phê hạt nêm 3 muỗng canh nước mắm Vài nhánh hành lá, 1 chén nhỏ ớt bột (Để đảm bảo nguyên liệu ngon và sạch, bạn có thể học cách làm ớt bột siêu mịn tại nhà) Cách chế biến món bánh căn Đà Lạt ăn kèm với xíu mại: Làm bột bánh căn và thịt xíu mại: - Cho gạo ngâm với nước để qua đêm, sau đó đem trộn cùng với cơm khô và nước lọc cho vào máy xay để xay nhuyễn thành bột nước sền sệt. Bạn lưu ý, trước đó nên đổ phần nước ngâm đi rồi mới trộn với cơm khô. Yêu cầu thành phẩm của bột đổ bánh căn là phải có độ đặc một chút, nếu lỏng thì không chuẩn. - Kế đến, bạn cho gạo vào máy xay sinh tố cùng 1 chén cơm nguội, 1,5 chén nước với 1/2 muỗng cà phê muối. - Với thịt nạc mua về, đem rửa sạch rồi cho vào máy xay để xay nhuyễn. Sắn đem gọt vỏ, rửa sạch rồi đem thái hạt lựu. Hành tây cũng bóc vỏ, thái hạt lựu. Tỏi, hành tím lột vỏ, băm nhuyễn. - Chuẩn bị một cái tô, sau đó bạn cho thịt nạc băm, hành lá, hành tây, sắn cùng với các gia vị như muối, nước mắm, hạt nêm, tiêu xay rồi trộn đều lên. Bạn nhớ canh tỉ lệ để xíu mại hợp khẩu vị với mọi người trong gia đình, đừng quá nhạt hoặc quá mặn. - Ướp thịt băm với 1 muỗng canh hành tím, 1 muỗng canh tỏi băm, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng canh nước mắm. Sau đó, bạn vo thịt thành nhiều viên tròn cỡ vừa và đem hấp chín. Cách làm nước chấm và đổ bánh căn Đà Lạt: - Phi thơm 1/2 muỗng canh hành tím băm, 1/2 muỗng canh tỏi băm với vài nhánh đầu hành lá trong 1 cái nồi. Thêm 1 chén nước vào với 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, rồi bạn thả các viên thịt xíu mại vừa hấp vào. Rưới kèm ớt bột và đun sôi. - Ở 1 nồi khác, bạn cho vào 1/4 chén đường, 1 chén nước, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm hòa tan trên bếp. Để hỗn hợp nguội hẳn rồi bạn nêm vào 1 muỗng canh nước mắm là bạn hoàn tất phần nước chấm. - Cũng giống với cách làm bánh căn Đà Nẵng, món bánh căn nổi tiếng ở Đà Lạt cũng sử dụng mỡ hành. Bạn chỉ cần đun nóng dầu, sau đó cho hết chỗ hành đã thái nhỏ rồi, đảo đều tay rồi tắt bếp, cho mỡ hành ra chén. Bạn lưu ý, với món này các bạn nhớ chỉ nên đảo nhẹ cho hành xìu xuống, sau đó tắt bếp ngay, tránh để lâu sẽ làm mất màu xanh của hành lá. Đổ bánh căn Đà Lạt: - Thoa khuôn đổ bánh với chút dầu ăn cho đỡ dính, đun nóng lên thì bạn cho bột vào. Nghiêng chảo để bột cháy đều khuôn và đậy nắp lại. Bạn nhanh tay bắc 1 cái chảo bên cạnh, phi thơm vài gốc đầu hành với thân hành lá băm trong 2 muỗng canh dầu ăn và tắt bếp. Bánh vừa chín, bạn phết 1 lớp trứng mỏng lên bề mặt bánh để làm nhân. Trứng chín, bạn có thể nhấc bánh ra khỏi khuôn. Đối với nhà bạn nào đã có khuôn bằng khuôn chuyên dụng thì quá tiện. Còn nếu không, bạn có thể sử dụng khuôn đổ bánh khọt để thay thế. - Khi bánh đã bắt đầu se lạnh, cho trứng cút lên trên bề mặt của từng chiếc bánh căn. Sau đó, tiếp tục đậy nắp lại rồi chờ cho bánh chín. Bạn lưu ý, nên canh lửa để bánh vẫn còn giữ được độ mềm xốp của bánh. Tùy vào sở thích là ăn trứng lòng đào hay trứng chín mà bạn nên canh thời gian để lấy bánh ra khỏi khuôn. Cứ thực hiện liên tục cho đến khi hết chỗ bột và các nguyên liệu Hoàn thành: - Bày bánh ra dĩa, múc 1 giá nước chấm đã đun kèm 1 giá xíu mại, thêm mỡ hành và tiêu lên dùng kèm với bánh căn. Dù là cách làm bánh căn Đà Nẵng hay bánh căn Đà Lạt đều có một sự hấp dẫn riêng. Nếu ai thích món bánh căn mềm thơm thì chọn bánh căn Đà Lạt, còn nếu thích vỏ giòn tan thì bánh căn miền Trung vẫn là ngon nhất. Mong các bạn và gia đình có sức khỏe phòng chống dịch tốt trong thời gian này. CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ – AN THÀNH Địa chỉ: 47/80 Ao Đôi, Khu Phố 10, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM Email: anthanhsale01@gmail.com Điện thoại: 0903103922 Hotline: 0906312325 Website: https://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/ Facebook: https://www.facebook.com/maydonggoianthanh Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/ Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/ Twitter: https://twitter.com/donggoianthanh Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/ Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube.

Bánh căn Đà Lạt – Món ăn dễ gây u mê cho bất kỳ ai khi thử lần đầu

Với những bạn đã đi du lịch Đà Lạt chắc chắn sẽ biết bánh căn là món ăn rất nổi tiếng, có bán rất nhiều ở khu vực chợ đêm....
Hiện nay, dịch bệnh đang phát triển mạnh và khó kiểm soát do ảnh hưởng từ thời tiết lẫn ý thức của một số người không ý thức được nó nặng như thế nào. Và thời tiết trời từ mùa đông chuyển sang xuân với thời tiết lạnh có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, cộng thêm khả năng đề kháng của cơ thể bị suy giảm, tất cả là điều kiện thuận lợi để vi trùng, virut, nấm mốc, ký sinh trùng… phát triển hơn các mùa khác. Các virut gây cảm cúm thường lây truyền qua không khí bởi các hạt nước bọt li ti được bắn ra do ho, hắt hơi hoặc qua các chất dịch tiết của người bệnh. Bệnh lan truyền từ người bệnh sang người lành, khi những hạt nước bọt li ti có chứa virut cúm bắn ra từ mũi, miệng người bệnh khi ho hắt hơi. Sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh cúm, trong vòng 4 ngày sau người bị nhiễm có thể xuất hiện các triệu chứng nhiễm bệnh và sau đó khoảng 1-3 ngày sẽ xuất hiện các dấu hiệu của bệnh cảm cúm. Và nó sẽ chuyển biến nặng hơn khi chúng ta không điều trị đúng cách. Cảm cúm có biểu hiện đầu tiên, thường gặp nhất của người mắc bệnh là mệt mỏi, sốt, nhức đầu và lừ đừ, kế đến bị đau hay rát họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, sốt có thể gặp sốt nhẹ trong những ngày đầu, sau đó sốt cao và bệnh có thể kéo dài trong vài ngày, có thể kéo dài 7-10 ngày. Nếu không được chăm sóc tốt, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác như viêm phổi, suy hô hấp, nhất là với những người có sức đề kháng kém. Để phòng bệnh cúm, mỗi người cần vệ sinh cá nhân tốt, giữ ấm cơ thể, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung vitamin C cho cơ thể, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, hạn chế đến chỗ đông người khi có dịch. Đề phòng cảm cúm trên hệ tiêu hóa: Mùa xuân còn là dịp để những cuộc vui, tiệc tùng với các món ăn giàu chất dinh dưỡng nên nó phá vỡ chế độ cân bằng thường ngày của mọi người. Do vậy, cơ thể sẽ bị mất cân bằng nên sẽ gây ra những xáo trộn trên hệ thống tiêu hóa. Mặt khác, nếu không bảo quản tốt thực phẩm thì đây sẽ là nơi thu hút ruồi nhặng và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển và gây nên các bệnh lý về đường tiêu hóa mà thường thấy nhất là bệnh tiêu chảy. Vì vậy, để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, bệnh tiêu chảy do vi khuẩn thức ăn, mọi nhà cần có chế độ bảo quản thức ăn và có chế độ ăn phù hợp, không nên ăn uống nhiều chất bổ dưỡng, không nên sử dụng nhiều bia, rượu, không nên dự trữ thức ăn trong nhiều ngày, nếu thức ăn có mùi vị lạ, phải hủy bỏ ngay. Với các loại bánh như bánh tét có thể tồn trữ lâu nhưng nếu thấy nấm mốc xuất hiện bên ngoài và lan đến phần bánh bên trong thì kiên quyết hủy bỏ; lạp xường trước khi ăn cần nướng hoặc chiên cẩn thận.Trong các bữa tiệc có lượng chất dinh dưỡng dồi dào nhưng lượng sinh tố, chất khoáng thường bị thiếu hụt nên gây mất cân bằng của bữa ăn cần thiết. Do vậy thực đơn trong các ngày lễ tết phải chú ý đến việc gia tăng các loại rau và hoa quả tươi nhằm phòng ngừa được một số bệnh đường ruột, giảm tác hại đối với tim mạch do thức ăn gây ra, cần thiết phải cân đối các chất trong bữa ăn và ăn kèm với các thức ăn nhiều chất xơ. Sau khi uống quá nhiều rượu, bia nên uống nhiều nước để cung cấp nước cho cơ thể, vì gan rất cần nước để chuyển hóa rượu và mỡ. Việc cần làm ngay khi cảm cúm để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh: Vệ sinh mũi sạch sẽ: Việc vệ sinh mũi sạch sẽ sẽ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của chất nhầy vào sâu bên trong mũi, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Cách thực hiện: Đặt một ngón tay lên cánh mũi, ấn nhẹ để bịt kín lỗ mũi và thở mạnh ra bằng lỗ mũi còn lại để hỉ mũi. Trước và sau khi hỉ mũi nên rửa tay kỹ để tránh lây bệnh cho người xung quanh. Vệ sinh họng bằng nước muối loãng: Nước muối là dung dịch có tính sát khuẩn cao. Súc miệng nước muối sẽ giúp làm dịu đi tức thời những cơn đau rát họng đồng thời kháng viêm hiệu quả. Kiên trì súc miệng 3-4 lần/ngày với dung dịch nước ấm pha loãng cùng muối tinh sẽ giúp bạn mau chóng khỏi bệnh. Tắm nước nóng bằng vòi sen: Việc tắm nước nóng dưới vòi sen giúp bổ sung hơi nước, giữ ẩm và thông mũi, khiến việc hít thở trở nên dễ dàng hơn. Tuyệt đối không tắm nước lạnh vì sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, khiến tình trạng bệnh xấu đi. Việc tắm nước nóng dưới vòi sen giúp bổ sung hơi nước, giữ ẩm và thông mũi, khiến việc hít thở trở nên dễ dàng hơn Uống nhiều nước nóng: Uống nhiều nước nóng sẽ giúp tan đờm, giảm ho và làm dịu cơn đau họng. Bạn cũng có thể thêm vài lát gừng hoặc pha mật ong cùng chanh với nước nóng để làm tăng hiệu quả điều trị cúm. Dùng tinh dầu có thể trị cảm cúm: Tinh dầu tràm, bạc hà…có tác dụng rất tốt trong việc phòng và điều trị cảm cúm thông thường. Chỉ cần thoa một chút tinh dầu vào vùng dưới mũi sẽ giúp thông mũi và làm giảm bớt cơn đau ở mũi. Ngoài ra, bạn có thể thoa tinh dầu vào lòng bàn chân, thái dương hoặc tắm với nước ấm có hoà một vài giọt tinh dầu giúp phòng ngừa bệnh cảm lạnh rất hữu hiệu. Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Chườm nóng hoặc chườm lạnh xung quanh vùng xoang tắc nghẽn có thể giảm bớt khó chịu vùng mũi cho bạn. Chườm nóng có thể làm giảm áp lực phần xoang mũi và làm lớp dịch nhầy trong mũi lỏng hơn còn chườm lạnh sẽ khiến các mạch máu ở vùng xoang mũi co lại, giúp giảm đau nhanh chóng. Nghỉ ngơi và thư giãn: Bệnh nhân bị cảm cúm cần được nghỉ ngơi, thư giãn ở những nơi thoáng khí, tránh gió, tránh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Không nên cho bệnh nhân nằm phòng máy lạnh vì sẽ khiến các triệu chứng khan cổ, khàn tiếng trầm trọng thêm. Uống thuốc hạ sốt: Nếu bị sốt cao trên 38,5 độ, bạn có thể uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ (như paracetamol, cảm xuyên hương…) và uống vitamin C liều cao. Còn đối với những người bị cảm cúm có tiền sử loét dạ dày – tá tràng không được uống aspirin, APC, vitamin C. Xông lá trị cảm cúm: Bạn có thể mặc áo quần thoáng mát, trùm mền kín và xông các lá thơm như lá chanh, lá bưởi, lá tía tô, kinh giới, bạc hà, lá sả, húng chanh, húng quế, long não để thông mũi, giải cảm, toát mồ hôi độc ra ngoài và tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn cho cơ thể người bệnh. Ăn đồ nóng, lỏng tốt cho hệ tiêu hóa: Người bị cảm cúm cần ăn thực phẩm lỏng, nóng, dễ tiêu như cháo, súp… sẽ giúp Kê cao gối khi ngủ: Khi nằm xuống, chứng ngạt mũi có xu hướng bị nặng hơn. Do đó, bạn nên kê thêm gối để đầu đặt ở vị trí cao hơn khi ngủ sẽ giúp hít thở dễ dàng và thoải mái hơn, đảm bảo một giấc ngủ ngon hơn. Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý: Khi bạn bị cảm cúm, cơ thể bạn trở nên uể oải và rất mệt mỏi. Chính vì vậy, hãy tạm gác công việc và dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi. Một chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cơ thể tạo nhiều năng lượng hơn. Lưu ý: Bị cảm cúm thường có triệu chứng sốt, tuy nhiên sau 7 ngày vẫn không giảm sốt hoặc tái sốt thì bạn cần đến cơ sở y tế ngay vì có thể bị bội nhiễm vi khuẩn và các biến chứng nguy hiểm khó lường khác. Để bảo vệ sức khỏe khỏi cảm cúm trong dịp này cần lưu ý điều gì? – Thường xuyên mặc đủ ấm, chú ý giữ ấm đầu, cổ, ngực, đôi bàn chân; không nên đi xa, không đi chơi khuya, nhất là những ngày thời tiết giá lạnh cần tránh ra ngoài trời, đặc biệt là không ra ngoàii trơi khi vừa nhậu rượu, bia… để đề phòng cảm lạnh hoặc có thể trúng gió. – Duy trì nền nếp sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi. Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe, thêm sức đề kháng phòng chống dịch bệnh. – Về ăn uống, tránh quá bữa, bỏ bữa nhưng cũng không ăn quá nhiều bữa, dù ngon miệng cũng chỉ nên ăn vừa phải. Người có bệnh tim mạch chẳng hạn, nếu ăn quá no, làm máu dồn nhiều về dạ dày để tăng cường tiêu hóa thức ăn, dẫn đến thiếu máu cục bộ ở cơ tim và não bộ làm phát sinh các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim; có thể gây đột qụy nếu có tình trạng thiểu năng tuần hoàn trước đó. – Cần giảm các thức có nhiều mỡ, tránh ăn các thực phẩm như thịt mỡ và các phủ tạng, hạn chế uống nước ngọt, ăn mứt, bánh kẹo, nhớ uống đủ nước, nên ăn nhiều rau quả tươi để cung cấp cho cơ thể đủ lượng các chất khoáng, các loại vitamin nhất là các vitamin C, E, beta-caroten… là những chất chống oxy hóa mạnh. Lưu ý đối với người bị cảm cúm và người chăm sóc bệnh nhân cảm cúm: Đối với bệnh nhân mắc cảm cúm: – Cần cách ly với những người không bị mắc bệnh sống trong gia đình, ít nhất là 5 ngày sau khi bắt đầu có các triệu chứng, đặc biệt đối với những người có sức đề kháng yếu và dễ lây nhiễm cúm như người già, trẻ em, người có sức khỏe không ổn định. – Người bệnh cảm cúm nên hạn chế ra ngoài. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, bệnh nhân nên đeo khẩu trang y tế; che miệng, mũi khi ho, hắt hơi, sử dụng khăn giấy để ngăn chất dịch, tránh nguy cơ lây bệnh cảm cúm cho người khác. Đối với người chăm sóc bệnh nhân mắc cảm cúm: – Đeo khẩu trang trong quá trình tiếp xúc với người cảm cúm, nhỏ mũi thuốc sát khuẩn, thường xuyên rửa tay sau và trước khi tiếp xúc với bệnh nhân bằng nước rửa tay diệt khuẩn. – Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, gia vị làm ấm cơ thể và có tính kháng khuẩn như hành, tỏi, gừng… ăn nhiều rau quả trái cây tươi chứa nhiều vitamin C như chanh, cam, quýt… – Uống 1 ly trà gừng ấm và 1 lý tỏi băm nhuyễn pha nước để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị lây bệnh cảm cúm. – Đồ dùng của người cảm cúm nên luộc sôi, tốt nhất là nên dùng riêng, không ôm áo quần bẩn của người bệnh vào người. – Không ăn thức ăn thừa của người bị cảm cúm. Hạn chế lây lan diện rộng. – Khăn giấy của bệnh nhân đã sử dụng nên để trong túi và xử lý với các loại rác thải khác. Không nên quăng lung tung dễ lây nhiễm  cho các người khác. – Khi thấy dấu hiệu của bị cảm cúm như sổ mũi, nhức đầu, mệt mỏi, sốt thì cần thăm khám và điều trị ngay. Để tránh tình trạng quá nặng cho bệnh nhân. Bên cạnh tự chăm sóc bản thân trước các dịch bệnh và phòng chống chúng. Chúng ta cũng nên bổ sung các vitamin hay các thực phẩm giúp ta có thể tăng sức đề kháng như: Các dạng thực phẩm tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch.  Mong các bạn và gia đình có sức khỏe phòng chống dịch tốt trong thời gian này. CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ – AN THÀNH Địa chỉ: 47/80 Ao Đôi, Khu Phố 10, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM Email: anthanhsale01@gmail.com Điện thoại: 0903103922 Hotline: 0906312325 Website: https://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/ Facebook: https://www.facebook.com/maydonggoianthanh Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/ Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/ Twitter: https://twitter.com/donggoianthanh Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/ Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube.

Cảm cúm – Cách phòng chống và điều trị trong tình trạng hiện nay

Hiện nay, dịch bệnh đang phát triển mạnh và khó kiểm soát do ảnh hưởng từ thời tiết lẫn ý thức của một số người không ý thức được nó...
Phá lấu (tiếng Trung: 拍滷; Bạch thoại tự: phah-ló̍) là một món ăn khá quen thuộc xuất xứ Trung Quốc và được biết đến ở các tỉnh thành miền nam Việt Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn. Phá lấu được làm từ lưỡi, tai, ruột cho đến bao tử của heo, bò hay vịt. Phá lấu thường được ăn kèm với bánh mì, cơm, cháo... Phá lấu bò là một món ăn vặt đường phố được nhiều người yêu thích. Phá lấu dễ ăn nhưng sẽ ngon hơn khi ăn cùng với bánh mì hoặc bún, mì. Thường được bán rải rác trước cổng trường, ven đường phố với những nồi nước dùng bốc nghi ngút khói, thoang thoảng mùi thơm ngòn ngọt đặc trưng của ngũ vị hương và nước cốt dừa. Chỉ có thế thôi nhưng cũng đủ để khiến bao thế hệ học sinh, sinh viên Sài Gòn hằn sâu trong ký ức, nôn nao mỗi khi nhớ về. Tuy nhiên,  cách nấu phá lấu không dễ ở chỗ phải khử được hết mùi tanh của nội tạng, tăng giảm gia vị sao cho đậm đà, thơm ngon, ngọt vị mà không bị ngấy. Hãy cùng A Thành học ngay cách nấu phá lấu lòng bò thơm ngon trọn vị tại với cách nấu tại nhà dưới đây để thưởng thức và ôn lại kỉ niệm nhé! Nguyên liệu chuẩn bị nấu phá lấu bò: 500g dừa nạo ( hoặc có thể mua trực tiếp nước cốt dừa ép sẵn bên ngoài về) Nước dừa tươi 50g gừng 2kg lòng bò (lá sách, khăn lông, lách, gân) Gia vị: bột ngũ vị hương, bột cà ri, cà ri dầu, lá cà ri, hoa hồi, quế, bông tai vị, muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, tiêu, ớt băm, tỏi băm, hành băm, riềng xay, nước màu. Các bước thực hiện: Làm nước cốt dừa: - Bạn đem 500g dừa nạo bóp thật kỹ (không cho thêm nước) rồi vắt lấy khoảng 300ml nước cốt. Tiếp theo, cho thêm nước vào vắt thêm khoảng 2 – 4 lít nước dão tùy vào lượng thịt bò. Sơ chế nguyên liệu: - Cắt sạch phần mỡ nếu còn dính trên lòng bò. Ngâm lòng bò cùng với rượu đã được pha loãng cùng với giấm. Thêm vào một vài lát gừng thái lát mỏng, bóp thật kỹ để loại bỏ bớt nhớt và khử được mùi hôi. - Sau đó bạn xả thật sạch lại cùng với nước lạnh, rồi để cho ráo nước. Lưu ý: Riêng đối với gan bò thì bạn nhớ chú ý nên rửa nhẹ tay để gan sẽ không bị nát. - Hành tây với hành tím, tỏi thì bạn bóc vỏ đem rửa sạch rồi thái nhỏ. - Gừng thì cạo sạch vỏ rồi đem rửa sạch, đập dập. - Sả bạn tước bỏ những lá già đem rửa sạch, đập dập rồi bạn thái nhuyễn. Luộc lòng bò: - Đun sôi nước lên, cho tiếp gừng đập dập vào, 1 muỗng muối, quế, hoa hồi, tiểu hồi, thảo quả, đinh hương, vỏ quýt vào trong nồi nước đang sôi. - Cho tiếp lòng bò vào luộc, đợi đến khi thấy nước đã sôi trở lại thì bạn vớt ra, và xả sạch lại cùng với nước. Lưu ý: Để món phá lấu bò của chúng ta không bị hôi, trong lúc bạn luộc lòng bò thì bạn có thể cho thêm vào 1 muỗng rượu trắng, thêm hành tây và gừng đập dập vào luộc chung. Luộc lòng phải ngập trong nước, đun với lửa nhỏ liu riu để khử được hết mùi của lòng bò. Sau khi mà trụng qua cùng với nước thì bạn vớt lòng bò ra xả nước thêm lần nữa, để cho ráo rồi bạn cắt thành những miếng có kích cỡ vừa ăn. Ướp lòng bò với các nguyên liệu: - Trộn đều hỗn hợp gia vị gồm: 1/2 muỗng canh ngũ vị hương, 1/2 muỗng canh bột cà ri, 1 muỗng canh muối, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh bột ngọt, 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 hũ cà ri dầu, 1/2 muỗng canh ớt xay, 1/2 muỗng canh tỏi băm, 1/2 muỗng canh hành băm, 1 muỗng canh riềng xay. Với những miếng lòng bò to, bạn đem cắt đôi. Sau đó đem lòng bò ướp với hỗn hợp gia vị trên, thêm vào vài giọt nước màu cam, 1 muỗng canh nước mắm rồi tiếp tục trộn đều. - Ướp lòng bò khoảng ít nhất 1 giờ cho ngấm gia vị. Sau đó đun nóng khoảng 150ml dầu ăn, thêm 1 muỗng canh hành băm, 1 muỗng canh tỏi băm, 1 muỗng canh riềng xay, 1-2 bông tai vị, 2 miếng quế nhỏ cỡ ngón tay út, lá cà-ri và, phi thơm thì cho lòng bò vào chiên cho săn lại. Nào bắt tay vào thực hiện nấu phá lấu bò nào: - Làm nóng dầu ăn ở trên chảo, rồi phi thơm hành, tỏi sau đó cho lòng bò vừa ướp gia vị vào để chiên nóng. Khi thấy gia vị cũng đã bám đều lên trên lòng bò thì bạn tắt bếp. - Dừa tươi được đun thật sôi, sau đó gắp lòng bò bạn vừa chiên vào trong nồi. Đun tiếp đến khi thấy nước sôi thì bạn vặn nhỏ lửa rồi hầm liu riu. Mở nắp nồi ra trong khi bạn hầm để nước sẽ không bị đục, nhớ chú ý bạn cần vớt bọt liên tục để nước dùng sẽ được trong hơn. - Nấu trong như vậy trong 1 tiếng cho đến khi bạn thấy lòng bò đã mềm thì bạn thêm vào 300ml nước cốt dừa, nêm nếm lại các gia vị với một ít muối, thêm đường cho vừa ăn rồi bạn tắt bếp. Cách pha nước chấm qua trọng không kém: - Đun sôi khoảng 100ml nước trên bếp, cho tiếp vào 30g me. Nấu trong 5 phút rồi lấy bạn vớt me ra để dằm nhuyễn sẽ tạo thành nước cốt me. Nước mắm me tắc sẽ được pha theo tỉ lệ sau: Cho 2 muỗng đường cùng với 2 muỗng nước nước tắc, 1 muỗng nước mắm vào trong bát rồi bạn khuấy đều hết lên cho gia vị được tan hoàn toàn. Phi thơm hành tím cùng với tỏi, sả được băm nhuyễn rồi bạn đổ vào trong bát nước cốt me. Có thể cho thêm vài lát ớt băm nếu mà bạn thích ăn cay nha. Bên cạnh nước chấm me, ta có thể làm nước chấm với tắc ( quất) cho ta thêm khẩu vị mới lạ. Hoặc có một số bạn không thích ăn chua, ta có thể ăn kèm với muối tiêu. - Hòa tan hỗn hợp gồm: 1 muỗng đường, 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng nước cốt chanh hoặc quất (tắc) vào 1 cái chén nhỏ. Nếu thấy mặn bạn có thể chế thêm 1-2 muỗng nước lọc. Sau khi đường tan hết thì cho ớt xay nhuyễn vào. Với cách làm này ớt sẽ nổi lên trên bề mặt, giúp bát nước chấm của bạn nhìn đẹp mắt hơn. Trình bày và thưởng thức: - Cắt phá lấu bò ra bát vừa ăn và bạn chan nước dùng vào. Dùng một chút nước chấm me tắc để chấm là hết sẩy. - Có thể ăn kèm cùng với bánh mì hoặc bún. Hoặc có thể xào mì gói lên và ăn kèm để thay đổi khẩu vị. Phù hợp hơn với các cách khác nhau của mỗi bạn. Yêu cầu thành phẩm: - Món phá lấu bò có nước dùng màu nâu sậm, nhìn sóng sánh đẹp mắt là đủ ngon. - Lòng bò sẽ thấm gia vị đậm đà, có hương vị ngọt tự nhiên, thoang thoảng chút cay cay, vị mặn mặn và có một mùi thơm đặc trưng rất cuốn hút đấy nha. - Múc phá lấu bò ra chén và ăn kèm với bánh mì hoặc rau răm, muối tiêu chanh hoặc nước chấm chua ngọt. Mẹo nhỏ giúp món phá lấu bò ngon hơn: - Múc món phá lấu bò ra bát và cho thêm một ít rau răm để tăng thêm hương vị khó cưỡng. Món này bạn có thể ăn kèm với bánh mì, rau sống và nước chấm được làm ở trên. Bạn nên thưởng thức món ăn này khi nóng sẽ giữ được mùi thơm đặc trưng. - Khử mùi hôi của lòng bò với sả: Lòng bò đem về chỉ cần chà rửa sạch với muối. Lấy mấy tép sả đập dập bỏ vào nước nấu cho sôi, đem lòng bò trụng qua, rồi xả sạch lòng bò với nước lạnh, xong các bạn mới đem nấu. Với những phần nội tạng khác của bò như lá xách, tổ ong, khăn lông các bạn cũng có thể áp dụng cách này. Sau khi trụng với nước sả để khử sạch mùi, các bạn có thể cho vào ngăn đá tủ lạnh và lấy ra chế biến dần mà không ảnh hưởng quá nhiều đến độ thơm ngon của nguyên liệu. - Khi mua xách bò, bạn không nên mua loại quá trắng vì có khả năng loại đó đã bị xử lý bằng hóa chất tẩy trắng. Bạn nên mua phần xách bò màu ngà ngà, nếu bạn muốn làm xách bò trắng hơn để thêm phần ngon mắt thì có thể dùng nước vôi trong để chà rửa. Sau đó các bạn đem xách bò rửa thật sạch với nước rồi để ráo. Bạn tuyệt đối không dùng vôi bột vì dạng vôi này sẽ gây độc cho cơ thể. Chúc các bạn thực hiện thành công món ăn này nhé! Hãy theo dõi An Thành, chúng tôi sẽ thường xuyên chia sẻ các món ăn khác đến với bạn. CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ – AN THÀNH Địa chỉ: 47/80 Ao Đôi, Khu Phố 10, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM Email: anthanhsale01@gmail.com Điện thoại: 0903103922 Hotline: 0906312325 Website: https://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/ Facebook: https://www.facebook.com/maydonggoianthanh Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/ Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/ Twitter: https://twitter.com/donggoianthanh Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/ Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube.

Món ăn đường phố của nền ẩm thực phong phú Sài Gòn – Phá lấu bò

Phá lấu (tiếng Trung: 拍滷; Bạch thoại tự: phah-ló̍) là một món ăn khá quen thuộc xuất xứ Trung Quốc và được biết đến ở các tỉnh thành miền nam...
Sữa đậu nành là thức uống rất đỗi quen thuộc với tất cả chúng ta. Còn sữa đậu nành lá dứa được kết hợp tạo ra thức uống vừa thơm ngon, thanh mát lại giàu chất dinh dưỡng cho người bận rộn. Nhưng người có bệnh nền thì không nên sử dụng quá nhiều sẽ gây ra ra các bệnh không đáng có. Sữa đậu nành lá dứa là một loại đồ uống không những thơm ngon mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe chúng ta. Mà công thức nấu sữa đậu nành cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần mất khoảng 30 phút là có thể làm cho cả nhà những ly sữa đậu nành thơm ngon bổ dưỡng. Nào, hãy cùng An Thành vào bếp thôi nhé. Cách chọn hạt đậu nành ngon: – Hạt đậu nành phải có màu trắng ngà, đều màu – Vỏ hạt đậu không có xuất hiện vết nứt hoặc đã nảy mầm – Hạt có hương thơm thoang thoảng nhẹ nhàng, mùi béo ngậy – Hạt mẩy, kích thước các hạt đậu nành tương đồng nhau, bóp chắc hạt, không mủn, không vụn, không mềm – Nên chọn thời gian mua hạt vào sau các vụ mùa đậu nành, hoặc 3 – 4 tháng sau vụ mùa. Nguyên liệu nấu sữa đậu nành lá dứa: Đậu nành hạt: 700gr Lá dứa: 3-4 lá Đường cát Nước đun sôi để nguội Lạc rang hoặc mè rang Dụng cụ: Máy xay sinh tố, vải xô để lọc, bình đựng, cốc định lượng. Các bước để ta thực hiện nấu sữa đậu nành lá dừa: Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Bạn ngâm đậu nành bằng nước ấm từ 6 – 8 tiếng đối với mùa hè, 10 – 12 tiếng đối với mùa đông, chú ý để hạt đậu nành nở hết. Sau khi hạt đậu sẽ nở ra rất nhiều, bạn dùng tay để chà xát qua làm sạch lớp vỏ bên ngoài. Rửa lại lần nữa cho sạch, nhớ xả hết phần bọt và vớt bỏ những hạt lép. Bước 2: Xay đậu nành Cho đậu nành và 350ml nước vào máy xay sinh tố. Xay đậu trong 2 phút, cứ 30 giây nên nghỉ một lần để tránh máy bị nóng, xay đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn. Ở công đoạn này nếu muốn sữa thơm ngậy và có hương vị hơn, bạn có thể cho thêm mè trắng hoặc đậu phộng vào xay cùng. Không cần máy xay bạn sẽ khá khó khăn trong việc làm sữa đậu nành. Bước 3: Ta bắt tay nấu sữa đậu nành lá dứa Đổ đậu nành đã xay nhuyễn vào túi vải sạch, lọc cho hết cặn. Dùng tay vắt lấy phần sữa nguyên chất. Cho sữa vào nồi, tiếp tục thêm từ 350 – 500 ml nước lọc vào (tùy chọn nếu muốn đặc hay loãng). Bật lên bếp đun sôi với lửa to, đến khi gần sôi thì hạ lửa nhỏ, lưu ý nhớ vớt bọt thường xuyên và khuấy đều tay để sữa đậu nành không bị đóng bánh và cháy dưới đáy nồi. Cuối cùng, bạn thêm đường vào sữa và khuấy đều để đường tan. Lượng đường có thể cân đối để vừa với khẩu vị của gia đình. Bước 4: Dùng lá dứa tạo mùi thơm Lá dứa bạn rửa sạch, buộc thắt nút rồi cho vào nồi nấu sữa đậu. Lá dứa sẽ giúp sữa đậu nành có mùi thơm hơn và vị dễ uống. Cho thêm lá dứa vào nồi sữa đang đun để tạo hương thơm, đun thêm khoảng 10 phút thì vớt lá dứa ra. Cách bảo quản sữa đậu lành Sau khi sữa nguội, bạn có thể bảo quản trong chai lọ sạch, đậy kín nắp và cho vào ngăn mát tủ lạnh để thưởng thức mỗi ngày. Nhiệt độ bảo quản là từ 2 – 5 độ C. Sữa bảo quản trong tủ lạnh vừa mát vừa giữ được độ đậm đặc nên được nhiều người yêu thích. Một số lưu ý khi nấu sữa đậu nành lá dứa: - Bạn không nên cho quá nhiều mè đen sẽ làm sữa đậu nành có vị đắng chát, nếu cho ít quá sẽ không làm dậy được vị mè trong sữa đậu nành. - Cứ cách 20 – 30 giây bạn nên khuấy đều để tránh sữa bị cháy ở đáy nồi hoặc tránh ván đậu hình thành trên mặt sữa. - Bạn cũng không nên cho thêm sữa tươi hay sữa đặc sẽ làm thay đổi hương vị nguyên bản tự nhiên của đậu nành. Các phiên bản khác của công thức sữa đậu nành lá dứa: Ngoài sữa đậu nành truyền thống như công thức trên, chỉ một chút biến tấu trong cách làm sữa đậu nành là bạn sẽ có thêm những món sữa thú vị và hấp dẫn. Để xem chúng ta có thể làm phong phú thêm sữa đậu nành này như thế nào nhé. Sữa đậu nành đậu phộng: Rất nhiều người thích sữa đậu nành có thêm vị béo và thơm đặc trưng từ đậu phộng. Đây là sự kết hợp hoàn hảo và đem lại hương vị rất thơm ngon. Để làm được phiên bản này, bạn sử dụng thêm 50 g đậu phộng. Bạn rang thơm đậu phộng và cho vào cùng xay với đậu nành ở bước 2. Sữa đậu nành mè đen: Sữa đậu nành mè đen rất thơm và giàu dinh dưỡng. Cách làm cũng tương tự như phiên bản có thêm đậu phộng. Bạn rang thơm 40 g mè đen và cho vào xay cùng với đậu nành. Tương tự như vậy, bạn cũng có thể xay thêm hay kết hợp các loại hạt khô như hạnh nhân, óc chó,... để tăng thành phần dinh dưỡng cũng như độ thơm ngon của món sữa đậu nành "made by me" này. Sữa đậu nành hạt sen: Bạn nên sử dụng hạt sen tươi sẽ thơm và ngon hơn. Bạn cho thêm 50 g hạt sen vào xay cùng với công thức sữa đậu nành trên là được. Còn nếu bạn dùng hạt sen khô thì bạn dùng 30 g và ngâm trong 8 tiếng. Sau đó rửa sạch và tương tự, bạn sẽ cho chung vào với đậu nành để xay ở bước 2. Một số lưu ý khi uống sữa đậu nành lá dứa ta cần lưu ý: Khi uống sữa đậu nành lá dứa, bạn cần để ý đến một vài điều sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như tận dụng hết được nguồn dinh dưỡng từ sữa nhé. Không dùng sữa đậu nành lá dứa cùng đường đỏ hay đường nâu: bạn chỉ nên dùng đường trắng nếu muốn uống ngọt. Vì sự kết hợp giữa axit hữu cơ trong đường và protein trong sữa sẽ làm hỏng các thành phần dinh dưỡng có trong sữa. Không nên uống sữa đậu nành khi bụng đói. Không uống sữa đậu nành chưa được nấu chín kỹ: như ở trên mình có nhấn mạnh với các bạn. Phải nấu sữa đậu nành thật kỹ để các chất độc được loại bỏ hoàn toàn. Không uống sữa cùng thuốc kháng sinh: nên uống sữa và thuốc cách nhau ít nhất 1 giờ. Không ủ sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt: trong sữa đậu nành có các chất xúc tác sẽ tác động lên các vết bẩn còn xót ở thành bình. Vi khuẩn có thể sinh sôi và bạn uống sẽ dễ bị đau bụng. Không dùng sữa đậu nành với trứng: phản ứng hóa học giữa 2 loại thực phẩm này sẽ ngăn cản sự hấp thụ chất dinh dưỡng từ sữa. Không uống sữa đậu nành quá nhiều: dù thức uống này bổ dưỡng nhưng không có nghĩa là bạn uống bao nhiêu cũng được. Bạn chỉ uống tối đa không quá 500 ml sữa mỗi ngày nhé. Bạn nên uống sữa đậu nành 2 lần/ 1 ngày. Bạn uống sau bữa sáng và trước khi đi ngủ 1-2 tiếng là lý tưởng nhất. Không uống sữa đậu nành cùng với trái cây có vị chua: vì chúng phản ứng với nhau tạo chất kết tủa ở thành ruột. Tác dụng tuyệt vời của sữa đậu nành lá dứa trong đời sống hằng: Tốt cho da, chống lão hóa: Sữa đậu nành chứa chất Genistein có tác dụng giúp kéo dài quá trình lão hóa của các tế bào trong cơ thể. Vì vậy, thường xuyên uống sữa đậu nành sẽ giúp làn da tươi tắn và trẻ trung. Chống loãng xương, giúp phát triển chiều cao Lượng calcium dồi dào trong sữa đậu nành có tác dụng chống loãng xương với phụ nữ, tăng chiều cao, chắc xương với trẻ em trong giai đoạn trưởng thành. Giảm nguy cơ béo phì: Thực phẩm từ đậu nành rất ít tinh bột nhưng lại giàu protein với đầy đủ các axit amin cần thiết, không cholesterol và rất ít chất béo no nên đậu nành có hiệu quả tích cực trong việc giúp cơ thể điều chỉnh, chuyển hóa chất béo, ngăn ngừa tích tụ mỡ ở vùng bụng và giảm cảm giác thèm ăn. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Các thực phẩm từ đậu nành có hàm lượng đường rất thấp đồng thời chứa nhiều chất xơ giúp làm chậm tỷ lệ hấp thụ đường vào máu. Ngăn ngừa ung thư: Đậu nành được xem như một trong những thực phẩm chống ung thư vì:  Thành phần genistein trong đậu nành có tác dụng ngăn chặn sự tổn thương tế bào, làm giảm nguy cơ ung thư.  Chất ức chế Protease Bowman-Birk trong đạm đậu nành có thể giúp ức chế sự khởi phát ung thư. Chất daizein trong đạm đậu nành nếu được sử dụng với liều cao sẽ có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch, phá hủy những chất có hại cho cơ thể, giúp giảm nguy cơ bị ung thư. Hàm lượng chất xơ trong đậu nành khá cao nên đậu nành còn có khả năng phòng ngừa ung thư ruột già và ung thư dạ dày. Sữa đậu nành quả thật có nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng chúng ta không nên lạm dụng quá nhiều mà phải biết cách sử dụng sao cho hợp lý nhé. CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ – AN THÀNH Địa chỉ: 47/80 Ao Đôi, Khu Phố 10, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM Email: anthanhsale01@gmail.com Điện thoại: 0903103922 Hotline: 0906312325 Website: https://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/ Facebook: https://www.facebook.com/maydonggoianthanh Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/ Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/ Twitter: https://twitter.com/donggoianthanh Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/ Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube.

Sữa đậu nành lá dứa – Thanh mát, nhiều dinh dưỡng và dễ ” nghiện”

Sữa đậu nành là thức uống rất đỗi quen thuộc với tất cả chúng ta. Còn sữa đậu nành lá dứa được kết hợp tạo ra thức uống vừa thơm...
Khoai mỡ chiên mềm – ngon – giòn đơn giản dễ làm ngay tại nhà bạn. Bánh khoai mỡ chiên là món ăn vặt quen thuộc với các cháu nhỏ. Bánh khoai mỡ ngon có vỏ bên ngoài giòn rụm, bên trong bùi béo và có vị nhạt, ăn ngon mà không sợ ngấy. Đây là một món bánh mà nên có trong thực đơn và rất tốt cho sức khỏe của các bé đấy. Không giống như những loại bánh khác, bánh khoai mỡ với lớp vỏ bên ngoài giòn rụm, bên trong lại béo béo, bùi bùi, thơm nức. Chỉ cần cắn nhẹ một miếng cũng đủ xao xuyến hàng triệu tâm hồn ăn uống. Hãy cùng vào bếp với An Thành và bắt tay ngay vào làm bánh khoai mỡ chiên đơn giản với nguyên liệu rẻ và dễ tìm này nhé. Công thức làm bánh khoai mỡ chiên giòn bất bại của Bếp xưa Chỉ với 30 phút chế biến, bạn có thể thực hiện thành công món bánh khoai mỡ chiên giòn vô cùng thơm ngon. Dưới đây là công thức bất bại mà ai cũng có thể thực hiện thành công. Nguyên liệu chuẩn bị: - Khoai mỡ: 300gram - Bột năng: 140 gram - Bột nếp: 100gr - Sữa tươi: 40ml - Sữa đặc: 60ml - Đường trắng: 40gr - Ngoài ra chuẩn bị các dụng cụ: âu hoặc tô lớn, dao, dĩa, muỗng, nồi, chảo chiên, giấy thấm dầu. Thực hiện làm bánh khoai mỡ chiên giòn: Bước 1: Sơ chế khoai mỡ Khoai mỡ đem gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn rồi cho vào nồi hấp hấp trong khoảng 20 phút cho khoai chín nhừ. Khi khoai mỡ chín, bạn cho vào bát tô, dùng thìa tán nhuyễn, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng bát lại. Bước 2: Trộn bột làm bánh khoai mỡ chiên Cho bột mì, bột năng, sữa tươi, sữa đặc và đường vào bát khoai mỡ, đeo găng tay rồi trộn đều hỗn hợp bột cho đến khi nhuyễn mịn, chuyển sang màu tím là được. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng bát lại và ủ trong 30 phút. Lưu ý: Nếu không có bột nếp thì bạn có thể thay bằng bột mì, tuy nhiên bột mì khi ra thành phẩm bánh sẽ không dẻo mịn bằng bột nếp đâu nhé. Bước 3: Nặn và chiên khoai mỡ Sau 30 phút ủ bột, bạn tiến hành nặn bánh khoai thành các hình theo ý muốn như vòng tròn, nặn dài… Lưu ý: Khi nặn bánh, bạn cần xoa tay với một ít bột năng trước khi nặn để bột bánh không bị dính vào tay. Sau khi nặn bánh xong, bạn tiến hành chiên bánh khoai mỡ. Bạn đặt chảo lên bếp, thêm dầu ăn vào, vặn lửa lớn, đợi dầu nóng thì bạn vặn nhỏ lửa. Tiếp theo, bạn thả bột bánh vừa nặn vào chảo, chiên đến khi vàng giòn thì vớt ra đĩa có lót giấy thấm dầu. Bật mí nhỏ nếu muốn bánh khoai mỡ chiên giòn hơn thì bạn có thể nhúng bánh qua bột chiên xù trước khi chiên nhé. Bước 4: Trình bày và thưởng thức Sau khi hoàn thành xong các bước làm bánh khoai mỡ chiên giòn trên đây, bạn gắp bánh ra đĩa, trang trí sao cho đẹp mắt rồi thưởng thức thành quả của mình. Bánh khoai mỡ chiên giòn sẽ ngon hơn khi chấm cùng với tương ớt. Bánh khoai mỡ chiên có hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Khi ăn bánh sẽ thấy lớp vỏ giòn rụm rất vui miệng, cắn một miếng là có thể cảm nhận được vị bùi bùi dẻo mịn của khoai mỡ hòa quyện với vị béo ngậy của sữa. Như vậy, chỉ với 3 bước thực hiện vô cùng dễ dàng, chỉ trong vòng 30 phút là bạn đã trổ tài thành công món bánh khoai mỡ hấp dẫn rồi. Đây cũng chính là công thức bất bại mà Bếp muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng sẽ giúp bạn thực hiện thành công món bánh thơm ngon hấp dẫn này cho cả nhà mình cùng thưởng thức. Nếu cũng quan tâm đến các món ăn khác làm từ khoai mỡ thì bạn có thể theo dõi thêm tại đây nhé!

Món ngon tại nhà dễ làm với công thức đơn giản – Bánh khoai mỡ chiên

Khoai mỡ chiên mềm – ngon – giòn đơn giản dễ làm ngay tại nhà bạn. Bánh khoai mỡ chiên là món ăn vặt quen thuộc với các cháu nhỏ....
Phở bò là một món ăn truyền thống của Việt Nam. Có nhiều cách nấu phở bò, nhanh gọn và đơn giản, tuy nhiên để có được một tô phở thơm ngon đúng vị truyền thống là điều không phải dễ dàng. Với bí quyết nấu phở bò ngon, đậm vị theo công thức gia truyền được chia sẻ, hy vọng bạn sẽ có được cho mình một tô phở tự làm mang đậm bản sắc ẩm thực Việt Nam. Phở được cho là có nguồn gốc từ Nam Định. Đây là một trong những món ăn tiêu biểu cho nền ẩm thực Việt Nam. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng (hay nước lèo theo cách gọi miền Nam) cùng với thịt bò. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt… Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Một tô phở bò có hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao: Canxi từ xương, tủy; chất nhờn từ gân sụn tan ra. Khoáng chất (sắt, kẽm) và vitamin B2, B3, B5 giúp nâng cao chất lượng máu và góp phần bảo vệ thành mạch máu từ các nguyên liệu, gia vị khô. Thịt bò có nhiều axit amoniac, creatinin, carnitine và khoáng chất kali hỗ trợ cơ bắp phát triển săn chắc. Để có được những tô phở ngon tùy thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và bí quyết truyền thống của người chế biến, trong đó quan trọng đặc biệt là nồi nước dùng. Công thức nấu phở bò mở quán kinh doanh: Nguyên liệu nấu phở bò Việt Nam: 1 kg xương ống bò 500gram bắp bò hoa 800 gram gù bò Ngò gai, rau quế 80gram gừng 2 tai đại hồi 2 thảo quả 1 nhánh nhỏ quế 1gram hạt ngò 1gram tiểu hồi 5 nụ đinh hương 1 miếng nhỏ trần bì Rượu mai quế lộ 10gram tiêu sọ, 20gram sá hùng Hành tây, đường phèn, hạt nêm, bột ngọt, đường cát, muối, giấm, bánh phở. Các bước nấu phở bò Việt Nam: Bước 1: Sơ chế xương bò, bắp bò, gù bò Ngâm xương ống với nước muối và giấm khoảng 2 tiếng cho sạch và bớt mùi tanh. Sau đó đem xương đi rửa sạch rồi cho vào nồi nước sôi cùng với gừng và 1 muỗng canh muối đun trong khoảng 10 phút thì vớt ra, trần qua nước lạnh. Cách này sẽ loại bỏ được hoàn toàn mùi hôi bò, giúp nước dùng thơm ngon hơn mà không bị tanh. Bắp bò, gù bò ngâm với nước muối và giấm trong khoảng 15 – 20 phút rồi đem đi luộc với rượu mai quế lộ, gừng và hành tím. Nêm thêm một muỗng canh đường, một muỗng canh hạt nêm, ½ muỗng canh muối. Nên nêm từ ban đầu để thịt bò được thấm đậm gia vị, nhờ vậy mà món phở bò sẽ đậm đà hấp dẫn hơn. Sau khi luộc hơn 2 tiếng, thấy thịt mềm thì vớt ra cho ngâm vào nước lạnh. Gù bò, bắp bò cắt lát vừa ăn. Bước 2: Hầm xương bò Hầm xương ống hơn 10 tiếng với 5 lít nước để xương ra chất, hầm càng lâu, nước dùng sẽ càng thơm ngon và đậm đà hơn. Sau đó đổ nước lạnh vào tùy mức nấu mà bạn mong muốn nhiều hay ít. Tuy nhiên, lượng nước lạnh cho vào sẽ quyết định nước dùng sắc nhiều hay sắc ít. Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu khác và nấu nước dùng Hành tây một nửa lột vỏ, rửa sạch và cắt lát mỏng, ngâm vào nước lạnh để hành giòn, trắng, bớt nồng. Cho phần hành tây còn lại cùng gừng, sá sùng để nguyên vỏ lên bếp nướng chín thơm (cố gắng không nên để hành, gừng, sá sùng bị cháy quá). Sau đó đem đi lột vỏ và cho gừng, sá sùng, hành tây vào một túi vải trắng, sạch và bỏ vào nồi nước dùng, hầm trong 4 tiếng đồng hồ cho nước ngọt từ nguyên liệu tiết ra hết. Bỏ đại hồi, quế, thảo quả, hạt ngò, đinh hương, tiêu sọ vào chảo rang cho dậy mùi thơm. Chú ý không rang vàng quá sẽ làm đen màu nước dùng. Sau đó đem ngâm với nước sôi tầm 30 phút đến một tiếng cho gia vị ra bớt màu đen và mùi, giúp nước dùng có hương thoang thoảng nhẹ nhàng, không quá nồng gây khó chịu. Sau đó vớt ra, cho hết vào trong túi vải và bỏ vào nồi nước hầm xương. Sau khi hầm hành tây, gừng, sá sùng được 4 tiếng và đại hồi, quế, hạt ngò, đinh hương được 1 tiếng thì vớt cả hai túi ra kèm xương ống. Cho vào nước dùng các gia vị: 60gram đường phèn, 4 muỗng canh muối, 5 muỗng canh hạt nêm, 5 muỗng canh bột ngọt. Nêm nếm thêm bớt gia vị cho vừa miệng. Bước 4: Chuẩn bị bánh phở và các loại rau ăn kèm Ngò gai và rau quế rửa sạch và để ráo. Bánh phở trụng sơ với nước sôi, sau đó cho vào tô, xếp thịt bò lên bề mặt, rắc hành lá, rau mùi, hành đã cắt nhỏ, hành tây ngâm nước đá và chan nước dùng. Vắt thêm tí chanh, thêm vào tí ớt là có ngay một tô phở Việt đậm vị truyền thống với công thức gia truyền. Để món phở bò ăn ngon hơn Phở sẽ ăn ngon hơn khi dùng tương đen, tương ớt để chấm thay vì nước mắm. Không nên dùng nước mắm để nêm vì như vậy sẽ khiến nước dùng bị chua. Để nước dùng trong, cần hớt bọt liên tục trong quá trình nấu. Vì bò có mùi đặc trưng, muốn món phở thơm ngon cần rửa thịt bò thật sạch với hành và gừng để khử mùi hôi tanh. Xương hầm càng lâu, nước dùng càng đậm đà và hấp dẫn. Làm thế nào để kinh doanh phở thành công Khi nói đến ẩm thực Việt Nam thì phải nhắc ngay đến món phở bò truyền thống. Với sự phát triển của ngành Du lịch, việc thu lợi nhuận từ món phở gia truyền cũng như cơ hội quảng bá ẩm thưc Việt Nam ra toàn thế giới đang được nhiều người kinh doanh quan tâm và đầu tư. Tuy nhiên, để mở quán kinh doanh và phát triển lâu dài, bạn cần sở hữu những bí quyết, cách nấu phở bò thơm ngon, chuẩn vị. Hãy thử trổ tài và nấu cho gia đình và bạn bè thưởng thức. Nếu bạn muốn nấu các món ăn khác nhau, hãy theo dõi chúng tôi nhé. Chúc các bạn ngon miệng. CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ – AN THÀNH Địa chỉ: 47/80 Ao Đôi, Khu Phố 10, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM Email: anthanhsale01@gmail.com Điện thoại: 0903103922 Hotline: 0906312325 Website: https://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/ Facebook: https://www.facebook.com/maydonggoianthanh Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/ Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/ Twitter: https://twitter.com/donggoianthanh Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/ Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube.

Phở bò Việt Nam – Món ăn tiêu biểu cho nền ẩm thực Việt Nam

Phở bò là một món ăn truyền thống của Việt Nam. Có nhiều cách nấu phở bò, nhanh gọn và đơn giản, tuy nhiên để có được một tô phở...
Gà nướng Savanakhet là món ăn mà bạn không thể bỏ qua khi ghé thăm đất nước triệu voi xinh đẹp. Món ăn ngon đặc trưng và gieo bao thương nhớ trong lòng thực khách bởi hương vị đậm đà, béo ngậy, mềm thơm từ thịt. Nền ẩm thực Lào rất đặc sắc và các món ăn gần giống với các nước Đông Dương. Đặc biệt, một trong những món ăn mà để lại biết bao cảm xúc, với hương vị nhớ mãi chính là món gà nướng Savanakhet - một trong những món ăn đại diện cho nền ẩm thực nơi đây. Hãy cùng Máy đóng gói An Thành tìm hiểu xem món gà nướng này có gì đặc biệt mà làm say lòng biết bao du khách đến thế nhé. Nguồn gốc cái tên gà nướng Savanakhet Savannakhet là tên gọi của thành phố lớn thứ 2 của Lào. Đây là thành phố được coi là "thủ phủ kinh tế" của xứ sở triệu voi. Không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp linh thiêng, độc đáo từ những ngôi chùa cổ kính với tín ngưỡng Phật giáo phong phú. Savannakhet còn được biết đến bởi nền ẩm thực đa dạng với nhiều món ăn đặc sắc, chân phương, bình dị như: xôi nếp nương, rêu chiên, gỏi Tam Maak Hung... Đặc biệt, gà nướng Savanakhet là một trong những món ăn ngon trứ danh mà bất kỳ du khách nào khi đến thăm Lào cũng phải thưởng thức. Nếu bạn đã được thưởng thức món gà nướng này rồi, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được hương vị nồng nàn cũng như nguyên liệu chế biến có phần tương đồng với nền ẩm thực Việt Nam. Từ cách lựa chọn gà thả rông, cho đến khâu tẩm ướp gia vị rồi cách nướng tuy nhìn đơn giản nhưng lại khiến món gà Savanakhet dậy mùi thơm ngào ngạt khiến mọi góc phố, con đường tại Lào đều tỏa hương thơm quyến rũ du khách. Điều gì làm nên hương vị đặc biệt của gà nướng Savanakhet: Gà nướng Savanakhet được chế biến từ gà thả rông: Nói về cách chế biến món ăn này thì nó còn là bí quyết riêng của người đầu bếp. Tuy nhiên, để món gà này được ngon, thịt thơm, ăn mềm ngọt thì trước tiên chúng ta phải chọn được đúng loại gà thả rông. Bởi loại gà này cho thịt cực chắc và ngọt thịt vừa phải, mùi thơm của loại gà này phải nói là mang sự đặc trưng riêng biệt. Vì gà thả rông thường là loại gà ăn cỏ, ăn giun, tự đào bới đất. Từ đó nó sẽ tạo nên mùi vị thơm dân dã tự nhiên thấm đượm trong từng thớ thịt của con gà. Nên khi đưa miếng thịt gà để ăn bạn sẽ cảm nhận được độ dai giòn, ngọt thịt chứ không ăn bã, hay kém ngọt như các loại gà nuôi công nghiệp. Bí quyết nằm ở gia vị vùng miền: Gà sau khi chọn xong thì sẽ được người đầu bếp làm sạch, sau đó cho vào ướp cùng các hương vị, gia vị đặc trưng của vùng. Sau khi được tẩm ướp gia vị đều khắp con gà thì lúc này chúng sẽ được kẹp vào que tre và nướng trên than hồng - loại than đốt từ thân cây gỗ lâu năm, đượm lửa góp phần tạo lên mùi thơm béo ngậy cho món ăn đặc biệt. Cụ thể nó sẽ làm cho da và thịt gà có mùi thơm ngon tuyệt vời. Nướng gà đến khi da gà bóng lên, thịt cháy cạnh thì nghĩa là gà đã chín. Mới chỉ nhìn thôi bạn đã thấy đói bụng và chỉ muốn ngồi xuống “đánh chén no say" ngay lập tức. Gà nướng Savanakhet được làm từ những nguyên liệu gì? Nói về cách chế biến món gà nướng Savanakhet thì nó còn là bí quyết riêng của người đầu bếp. Tuy nhiên, để món gà này được ngon, thịt thơm, ăn mềm ngọt thì trước tiên chúng ta phải chọn được đúng loại gà thả rông. Bởi gà thả rông là loại gà cho thịt cực chắc và dai thịt và ngọt thịt vừa phải, mùi thơm của loại gà này phải nói là mang sự đặc trưng riêng biệt. Vì gà thả rông thường là loại gà ăn cỏ, ăn giun, tự đào bới đất. Từ đó nó sẽ tạo nên mùi vị thơm dân dã tự nhiên thấm đượm trong từng thớ thịt của con gà. Nên khi đưa miếng thịt gà để ăn bạn sẽ cảm nhận được độ dai giòn, ngọt thịt chứ không ăn bã, hay kém ngọt như các loại gà nuôi công nghiệp. Đó cũng là lý do vì sao khi đem gà thả rông lên nướng bạn sẽ cảm thấy thịt gà vô cùng thơm ngon và mùi hương ngào ngạt dậy lên tỏa xung quanh từng góc phố. Gà sau khi chọn xong thì sẽ được người đầu bếp làm sạch, sau đó cho vào ướp cùng các hương vị, gia vị đặc trưng của vùng. Sau khi được tẩm ướt gia vị đều khắp con gà thì lúc này chúng sẽ được kẹp vào que tre và nướng trên than hồng - loại than đốt từ thân cây gỗ lâu năm, đượm lửa góp phần tạo lên mùi thơm béo ngậy cho món ăn đặc biệt nó sẽ làm cho da và thịt gà có mùi thơm ngon tuyệt vời. Nướng gà đến khi da gà bóng lên, thịt cháy cạnh thì nghĩa là gà đã chín. Mới chỉ nhìn thôi bạn đã thấy khóe miệng thèm thuồng và bụng dạ đã biểu tình vì sự "cồn cào, gào thét" không ngừng. Cách ăn gà nướng Savanakhet ngon đúng điệu: Thường thì món gà nướng Lào sẽ được ăn kèm với cơm nếp Khao Niaw và nước chấm Jeow Bong nhé bạn. Chỉ cần thưởng thức miếng thịt gà dai ngon, ngọt đậm và ăn kèm với nắm cơm nho nhỏ dẻo mềm và chấm với nước sốt có hương vị cay đặc trưng. Nhiêu đó thôi là quá đủ làm vị giác của bạn phải "thổn thức" sao lại ngon đến thế. Đến đây, có lẽ bạn đã hiểu vì sao món gà nướng Savanakhet lại nổi tiếng đến vậy. Thế nhưng phải thật sự trở thành một du khách và đích thân nếm thử món ăn đặc sắc này bạn mới hoàn toàn bị mê hoặc bởi cách tẩm ướp gia vị bí truyền cũng như hương thơm ngọt ngào lan tỏa xung quanh từng miếng thịt. Không khó hiểu tại sao mà nhiều du khách chỉ ao ước và mong mỏi 1 lần nữa quay về Lào chỉ để thưởng thức món gà Savanakhet này thôi đấy! Tìm ăn gà nướng Savanakhet ở đâu? Nói đến món gà nướng Savanakhet thì nó xuất hiện hầu hết mọi nơi trên đất nước Lào. Nhưng có lẽ, sự xuất hiện nhiều nhất lại chính là thủ đô Viêng Chăn (ວຽງຈັນ) - nơi được coi là thủ phủ của món gà nướng Savanakhet chuẩn vị, ngọt ngào. Nếu dạo bước trên những tuyến đường con phố tại thủ đô Viêng Chăn bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những hình ảnh của các quán gà nướng dạng vừa nhỏ, không phải là nguyên con gà mà chúng đã được phân tách theo từng bộ phận để giúp thực khách dễ dàng lựa chọn mua về ăn và tiết kiệm chi phí. Và khu phố "vàng" mà đa số khách du lịch đều thưởng thức món gà nướng này đó chính là khu ngã ba Seno. Đây là khu phố cực kỳ nổi tiếng với món gà nướng Savanakhet ngon tuyệt cú mèo mà khiến ai cũng phải chứa chan cảm xúc khi thưởng thức nơi đây. Chỉ với giá khoảng 50.000 kip ( tương đương với 100.000 VNĐ) với một con gà là bạn đã được thưởng thức món ăn này rồi. Với mức giá trên là quá rẻ và cực kỳ hợp lý dành cho mọi du khách phải không nào? Điều gì đã làm nên món gà nướng Savanakhet? Đến bây giờ, bạn đã hiểu vì sao món gà nướng Savanakhet lại vô cùng nổi tiếng không chỉ gây thương nhớ đối với người dân Lào mà đã trở thành món ăn du lịch truyền cảm hứng và gây ấn tượng khó phai trong lòng mỗi du khách. Và chắc chắn, đến Lào bạn sẽ phải ngưng đôi chân của mình để vào một quán ăn bên đường nào đó và thưởng thức ngay món gà nướng này. Đảm bảo bạn sẽ bị mê hoặc bởi cách tẩm ướp gia vị bí truyền cũng như hương thơm ngọt ngào lan tỏa xung quanh từng miếng thịt. Chả vì thế mà nhiều du khách chỉ ao ước và mong mỏi 1 lần nữa quay về Lào chỉ để thưởng thức món gà Savanakhet này thôi đấy nhé. Bạn có thể theo dõi để có thể biết thêm nhiều món ăn khác nhau qua các bài viết tiếp của chúng tôi. CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ – AN THÀNH Địa chỉ: 47/80 Ao Đôi, Khu Phố 10, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM Email: anthanhsale01@gmail.com Điện thoại: 0903103922 Hotline: 0906312325 Website: https://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/ Facebook: https://www.facebook.com/maydonggoianthanh Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/ Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/ Twitter: https://twitter.com/donggoianthanh Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/ Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube.

Gà nướng Savanakhet – Món ăn xứ sở triệu voi thủ đô Viêng Chăn ວຽງຈັນ

Gà nướng Savanakhet là món ăn mà bạn không thể bỏ qua khi ghé thăm đất nước triệu voi xinh đẹp. Món ăn ngon đặc trưng và gieo bao thương...
Smorrebrod với sự kết hợp của lát bánh mì nâu sẫm phủ pate béo ngậy, thịt xông khói đỏ au, cá trích ngọt thơm và lát trứng luộc bùi bùi tạo nên một món bánh truyền thống độc đáo. Người Đan Mạch thường sử dụng món bánh thơm ngon, bổ dưỡng này làm bữa ăn trưa. “Smorrebrod” trong tiếng Đan Mạch nghĩa là “bơ và bánh mì”, nhưng trên thực tế món bánh này ngoài 2 nguyên liệu trên còn sử dụng thêm nhiều nguyên liệu khác nữa tùy theo ý thích của người ăn. Thông thường, trên lát bánh mì sẽ được phủ cá hun khói, thịt nguội, pho mát hoặc patê, hải sản, có thể thêm vài lát trứng luộc… Ngoài ra, họ cũng có thể trang trí món ăn bằng việc những loại đĩa ăn có hình dạng khác nhau và bổ sung thêm những loại rau củ được cắt tỉa kỹ lưỡng. “Smorrebrod” có nguồn gốc và ra đời như thế nào? Smørrebrød ra đời từ thế kỷ 19. Lúc này, đối với người nông dân Đan Mạch thì bữa trưa là bữa ăn chính trong ngày. Sau khi ăn bữa trưa xong thì họ thường dùng bánh mì quệt những gì còn sót lại trên đĩa để không lãng phí thức ăn. Lâu dần họ đổi cách ăn, thay vì dùng bánh mì quệt thì người nông dân cho hẳn các nguyên liệu lên bánh và từ đó món Smørrebrød ra đời. Smorrebrod bao gồm những gì? Smørrebrød có nghĩa là bơ và bánh mì, nhưng trên thực tế món ăn này không chỉ bao gồm 2 nguyên liệu đơn giản như thế mà còn được đặt thêm rất nhiều các nguyên liệu đa dạng màu sắc khác. Đầu tiên, người Đan mạch sẽ sử dụng một lát bánh mì. Loại bánh mì này không giống với các loại bánh mì sandwich làm từ bột mì mà lớp bánh mì dùng trong Smørrebrød được làm từ lúa mạch đen nên nó có màu nâu đen chứ không trắng tươi. Đặc biệt, bánh mì Smørrebrød không quá mềm nên rất dễ cắt thành các lát mỏng vừa ăn. Bánh mì được phết lên một lớp bơ, sau đó cho thêm các nguyên liệu tùy thích như trứng cá muối, phô mai lát, mayonnaise, pa tê gan, thịt jampon mềm, cá trích xông khói, thịt heo quay giòn rụm, hải sản, trứng, cà chua, các loại rau thơm... Ngoài các nguyên liệu thông thường trên thì món Smørrebrød của Đan Mạch còn được cho thêm dưa chua ngâm mà điển hình là món dưa chuột ngâm. Chính nhờ ăn kèm món dưa chua này nên món Smørrebrød sẽ đỡ ngấy và ngon miệng hơn rất nhiều. Khi ăn, bánh lúa mạch dẻo mềm có phết bơ, lớp jambon mỏng và dai, lớp rau thơm giòn mát rượi để lại vị hơi the the trong cổ họng và lớp thạch mặn tan trong miệng một cảm giác lạ rất khó diễn tả. Trên những ngả đường tại Copenhagen, đâu đâu cũng thấy những tiệm Smorrebrod trưng bày mẻ bánh mới ra lò còn nóng hổi đặt trong tủ kính thật hấp dẫn. Có những tiệm còn đem tới hơn 200 loại Smorrebrod khác nhau để thực khách thỏa sức lựa chọn. Ở Copenhagen, Smorrebrod không chỉ được bán trong những cửa hiệu sang trọng mà còn xuất hiện khắp hè phố. Người Đan Mạch đã khéo léo kết hợp món Smorrebord với sushi của người Nhật để làm nên món “Smushi”. Sự kết hợp hoàn hảo của món “Smushi” đến từ cá trích tươi thái mỏng ướp gia vị cùng một loại sốt làm từ kem tươi, bơ, lòng đỏ trứng và rau thơm băm nhuyễn, đặt lên lớp bánh sandwich lúa mạch. Nếu là người thích hải sản, bạn hãy chọn chiếc bánh phủ miếng phi lê cá bọc bột chiên vàng và tôm luộc bóc vỏ cùng rau mùi xanh, trên phết một lớp sốt mayonnaise nhé. Smørrebrød cực kỳ đẹp mắt Không chỉ sử dụng nguyên liệu nhiều màu sắc bắt mắt mà các nguyên liệu này còn được phối hợp rất hài hòa. Do đó, khi nhìn món Smørrebrød này sẽ khiến rất nhiều người liên tưởng đến một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc nên chắc chắn khi mới nhìn thấy, bạn chỉ muốn ngồi ngắm mãi mà không nỡ ăn. Đối với những người sành ăn, cửa hàng Ida Davidsen nằm ở trung tâm của Copenhagen, Đan Mạch là địa chỉ hàng đầu để thưởng thức món quốc ẩm độc đáo. Không chỉ nổi tiếng về ẩm thực, cửa hàng này còn được biết đến nhiều nhờ sự lãng mạn khi đem tới không gian thưởng thức món bánh Smorrebrod dưới ánh nến. Smorrebrod vừa là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân Đan Mạch, vừa được du khách quốc tế rất ưa chuộng. Những nhà hàng từ bình dân đến cao cấp đều phục vụ món ămđặc biệt này như một đặc sản đại diện cho xứ sở này. Nếu có dịp đến Đan Mạch, bạn hãy nếm thử “sandwich mở” để hiểu thêm đời sống ẩm thực truyền thống của Đan Mạch nhé. Bạn có tham khảo với món bánh của Paris Pain Au Chocolat và nếu bạn muốn tìm hiểu các nền ẩm thực khác nhau trên thế giới, bạn có thể theo dõi chúng tôi. CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ – AN THÀNH Địa chỉ: 47/80 Ao Đôi, Khu Phố 10, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM Email: anthanhsale01@gmail.com Điện thoại: 0903103922 Hotline: 0906312325 Website: https://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/ Facebook: https://www.facebook.com/maydonggoianthanh Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/ Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/ Twitter: https://twitter.com/donggoianthanh Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/ Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube.

Smorrebrod – Món ăn đầy màu sắc bạn nên nếm thử của Đan Mạch

Smorrebrod với sự kết hợp của lát bánh mì nâu sẫm phủ pate béo ngậy, thịt xông khói đỏ au, cá trích ngọt thơm và lát trứng luộc bùi bùi...
Đậu hũ Tứ Xuyên làm món ăn đặc sản của vùng Tứ Xuyên - Trung Hoa. Mang hương vị cay đặc trưng , cảm giác bạn sẽ không bao giờ quên nếu bạn đã từng thưởng thức. Sự kết hợp giữa miếng đậu hũ trắng mềm, thịt xay và ớt cay riêng biệt của vùng Tứ Xuyên đã tạo nên một món ăn mang cả hương vị lẫn màu sắc vô cùng bắt mắt Vậy theo bạn, món ăn đậu hũ Tứ Xuyên - Mapo đã được ra đời như thế nào? Món ăn đơn giản từ trong nguyên liệu cho đến cách chế biến này lại trở thành niềm tự hào của người Trung Hoa. Tuy đơn giản nhưng lại chứa đựng hương vị thơm ngon và cả một lịch sử hình thành, phát triển thú vị. Đậu hũ Tứ Xuyên thực chất có tên gốc là Mapo. Trong tiếng Trung Quốc, “Mapo” là từ ghép có ý chỉ một người phụ nữ lớn tuổi và mặt rỗ. Đậu hũ Tứ Xuyên - Món ăn được tạo ra với 7 hương vị hấp dẫn đến vị giác Sở dĩ món ăn có cái tên này là bởi nó gắn liền với truyền thuyết về nhà hàng của bà Chen: Tứ Xuyên xưa kia có một hàng cơm nhỏ do bà Chen Mapo làm chủ. Không ai rõ tên thực của bà là gì, chỉ biết bà từ nhỏ do bị bệnh đã để lại sẹo rỗ trên mặt, nên người ta thường gọi là “Bà Chen mặt rỗ” – tức Chen Mapo. Để xử lý số lượng đậu hũ dư thừa trong kho thực phẩm, Chen Mapo đã nghĩ ra cách kết hợp nó với các nguyên liệu khác nhằm đổi mới món ăn, đưa ra một công thức hoàn toàn mới. Bà đã trộn đậu với thịt heo băm nhỏ cùng rất nhiều gia vị khác nhau, xào chung trên một chiếc chảo lớn. Công thức này mau chóng đem lại tiếng tăm cho nhà hàng của Chen Mapo. Sau này, khi món ăn có mặt tại nhiều nhà hàng lớn, người ta đã đổi tên thành nơi sản sinh ra nó – Tứ Xuyên. Món đậu hũ Tứ Xuyên là sự tổng hòa của nhiều nguyên liệu để cho ra 7 loại hương vị hấp dẫn và kích thích mạnh đến vị giác người dùng đó là: bùi – cay – nóng – tươi – mềm – thơm – giòn. Hãy cùng vào bếp và thực hiện món ăn này với các bước hướng dẫn cùng chúng tôi để cảm nhận những tinh túy trong ẩm thực Trung Hoa nhé! Nguyên Liệu Làm Đậu Hũ Tứ Xuyên 600g đậu hũ non 50g nạc dăm 100g tôm 50g nấm rơm 20g hành tím 20g tỏi 20g ớt sừng không cay 5g bột ớt 20g hành lá ¼ muỗng cà phê hoa tiêu 30g rượu hoa tiêu - Đối với trường hợp bạn và gia đình không sử dụng được rượu, ta có thể thay thế bằng nước lã 50g tương hột ớt 20g dầu hào 1 muỗng cà phê dầu mè Bột năng Bột bắp Gia vị: muối, đường, bột ngọt Nguyên Liệu Làm Đậu Hũ Tứ Xuyên Tất cả các nguyên vật liệu bạn có thay đổi lên xuống để phù hợp với số lượng ăn để không bị lãng phí hoặc thiếu thức ăn nhé! Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon Cách chọn thịt heo: Nếu bạn mua thịt băm sẵn thì nên lựa thịt ít mỡ để tránh bị ngấy khi ăn. Nếu bạn mua thịt nguyên miếng về nhà tự băm thì có thể chọn thịt ngon theo cách sau: Đối với thịt heo, bạn chọn những miếng thịt có màu hồng nhạt, màu sắc không quá đậm cũng không quá nhạt. Thịt heo có độ đàn hồi cao và không bị chảy dịch hay nhớt. Đối với thịt bò, bạn chọn những miếng thịt có màu đỏ tươi, thớ thịt nhỏ và có mùi thơm đặc trưng của thịt bò. Khi ấn tay vào thì có cảm giác bám dính tự nhiên, khô ráo và thịt không bị ướt hay có dịch. Cách chọn mua đậu hủ: Để món ăn ngon và đúng chất Tứ Xuyên nhất, bạn nên chọn đậu hũ non mềm và mịn có hương thơm đặc trưng của đậu nành. Bạn có thể dễ dàng mua đậu hũ non được bán ở các siêu thị hoặc cửa hàng bán đồ chay hay làm tại nhà. Đậu hũ sau khi được cắt khúc Cách làm đậu hũ Tứ Xuyên: Sơ chế nguyên vật liệu: Nấm rơm, bỏ gốc ngâm trong nước muối pha loãng trong 5 – 10 phút để loại bỏ các chất dơ và bụi bẩn. Sau đó, bạn vớt ra ngâm vào nước nóng 3 phút rồi cắt nhỏ, sao cho vừa ăn. Đừng cắt quá nhỏ vì lúc xào sẽ làm nát nấm Hành tím, tỏi băm nhuyễn hoặc ta có thể mua sẵn ngoài chợ đem về sử dụng Hành lá, ớt sau khi mua về rửa sạch. Sau đó, đem đầu hành băm nhỏ. Phần lá cắt nhỏ. Ớt sừng bỏ hạt, băm nhỏ. Tôm lột bỏ vỏ, lấy chỉ đen, rửa sạch, đập dập, băm nhuyễn. Ướp vào 1 ít tiêu. Có thể đem theo ít gia vị Thịt nạc băm nhỏ, ướp vào 2 muỗng cà phê gốc hành lá, ½ muỗng cà phê hạt nêm. Đậu hũ non cắt thành những khối vuông vừa ăn. Hoa tiêu giã mịn. Hòa tan 15g bột năng và 15g bột bắp với 45ml nước. Tất cả các nguyên liệu đem cắt nhỏ, vừa ăn Cách làm nước xốt đậu hủ Tứ Xuyên: Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn, phi thơm hành tím, tỏi. Khi hành tỏi đã vàng, bạn cho thịt, tôm vào xào săn lại rồi tiếp tục cho nấm, 50g đậu tương cay, 20g dầu hào, 1 muỗng canh đường, 5g ớt bột, ớt băm và 400ml nước, đun sôi tất cả lên. Bạn có thể nêm nếm lại cho vừa ăn theo khẩu vị của mình. Khi hỗn hợp sôi được 2 phút, bạn từ từ cho bột năng vào đến khi hỗn hợp sệt lại vừa phải (không cần sử dụng hết số bột năng đã pha). Tiếp tục, bạn cho 30g rượu hoa tiêu vào. Sau khi xào nước xốt, ta cho thịt và tôm vào xào chung Xào Xốt và thành phẩm đậu hũ Tứ Xuyên: Bạn cho đậu hũ vào chảo xốt đun cho sôi lại trong khoảng 3 – 5 phút. Trong quá trình đun, bạn đảo nhẹ tay để đậu hũ không bị nát và thấm gia vị. Cuối cùng cho hoa tiêu vào, tắt bếp. Trước khi ăn, bạn cho vào 1 muỗng canh dầu mè, hành lá. Ta cho đậu hũ vào xào chung với nước xốt Yêu Cầu Thành Phẩm Của Món Đậu Hũ Tứ Xuyên: Đậu hũ có màu vàng, thấm đều xốt, không bị nát. Xốt sánh sệt, đậm đà, màu đỏ của ớt. Dậy mùi thơm của dầu mè, hoa tiêu. Vị cay cay, mềm thơm, kích thích vị giác. Đậu hũ Tứ Xuyên sau được hoàn thành Mẹo thực hiện thành công Trong quá trình xào đậu hũ, bạn nên để lửa nhỏ hoặc vừa và có thể lắc nhẹ chảo để đậu hũ và thịt thấm đều các gia vị nhé. Bạn có thể bỏ nguyên liệu thịt băm và dùng món đậu hũ này cho những ngày rằm hoặc những ngày ăn chay nhé. Bạn có thể không sử dụng thịt và tôm để có món đậu hũ Tứ Xuyên chay thưởng thức vào những ngày rằm, đầu tháng hoặc ăn kiêng. Món đậu hũ Tứ Xuyên sẽ thêm ngon nếu như được thưởng thức khi còn nóng, có thể dùng kèm với cơm trắng cho bữa ăn gia đình thêm vị mới. Bắt đầu từ một vùng tỉnh lẻ Tứ Xuyên, món đậu hũ này tiếp tục lan rộng ra khắp Trung Quốc rồi từ từ có mặt trong thực đơn của những nhà hàng nổi tiếng trên thế giới. Giờ đây, bạn hoàn toàn có thể đem món ăn ngon lừng danh Trung Quốc này vào bữa ăn hằng ngày với cách làm đậu phụ xốt Tứ Xuyên cay của chúng tôi rồi đấy! Chúc các bạn thành công! Bạn có theo dõi chúng tôi để có thể làm ra các món ăn đặc sản trên thế giới và Việt Nam nhé! CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ AN THÀNH Địa chỉ: Số 129 Đường Tây Lân, P. Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM Email: anthanhsale01@gmail.com Hotline (zalo) : +84 903103922 Website: https://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/ Facebook: https://www.facebook.com/maydonggoianthanh Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/ Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/ Twitter:https://twitter.com/donggoianthanh Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/ Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube

Đậu hũ Tứ Xuyên – Món ăn được tạo ra với 7 hương vị hấp dẫn đến vị giác

Đậu hũ Tứ Xuyên làm món ăn đặc sản của vùng Tứ Xuyên – Trung Hoa. Mang hương vị cay đặc trưng , cảm giác bạn sẽ không bao giờ...
Bibimbap Hàn Quốc làm món ăn có cả hương vị lẫn hình thức. Món ăn bao gồm các nguyên liệu rau củ quả tươi, nấm, thịt bò hoặc thịt heo ( nếu bạn không ăn được thịt bò),.... Điểm nhấn của món ăn chính là sự kết hợp hài giữa các nguyên liệu với nhau tạo nên cái cảm giác khó quên khi ta lần đầu nếm thử. Nếu bạn đã ngán với các món như sushi, cơm nhà,... Bibambap là sự đổi gió tuyệt vời cho bạn. Nào, hãy cùng chúng tôi nhìn qua cách làm dưới đây để thay đổi thực đơn hằng ngày cho gia đình và bạn nào! Nguyên liệu làm cơm trộn Hàn Quốc Bibimbap: Nguyên liệu phần cơm trộn: 2 chén cơm 100gr thịt bò 80gr cà rốt 80gr giá đỗ 80gr  nấm đông cô 80gr bí ngòi 80gr cải bó xôi 80gr kim chi cải thảo 1 quả trứng gà Mè trắng rang Nguyên liệu làm bibambap Hàn Quốc Nguyên liệu phần nước sốt Bibimbap Hàn Quốc: 2 muỗng canh tương ớt Hàn Quốc (Gochujang)  2 tép tỏi 1/3 trái táo 1/2 củ hành tây 1/2 trái chanh 1 muỗng canh rượu Mirin 1/2 muỗng canh nước tương Hàn Quốc 1 muỗng canh dầu mè 1/2 muỗng canh đường nâu 1/2 muỗng canh siro bắp 1/4 muỗng cà phê tiêu Gia vị ướp rau củ: 5 muỗng cà phê dầu mè 2.5 muỗng cà phê muối tiêu Gia vị ướp thịt bò: 1/2 muỗng canh dầu mè 1/2 muỗng canh đường nâu 1 muỗng canh rượu Mirin 1/2 muỗng canh nước tương Hàn Quốc 1/4 muỗng cà phê tiêu Các gia vị cần thiết trong cơm trộn Gia vị nêm: 3 muỗng canh dầu ăn 1 muỗng cà phê muối Cách thực hiện cơm trộn Bibimbap Hàn Quốc: Bước 1: Chuẩn bị nước sốt cho cơm trộn Cho tất cả nguyên liệu: 2 tép tỏi, 1/3 trái táo, 1/2 củ hành tây, nước cốt của 1/2 trái chanh, 2 muỗng canh tương ớt Hàn Quốc Gochujang, 1 muỗng canh rượu Mirin, 1 muỗng canh dầu mè, 1/2 muỗng canh nước tương Hàn Quốc, 1/2 muỗng canh đường nâu, 1/2 muỗng canh siro bắp, 1/4 muỗng cà phê tiêu vào máy xay sinh tố, xay mịn. Bước 2: Phần cơm trộn Bibimbap Hàn Quốc: Thịt bò rửa sạch, cắt nhỏ, đem ướp với 1 muỗng canh rượu Mirin ( ta có thể thay thế rượu khác hoặc có thể bỏ qua nếu bạn dị ứng với nó), 1/2 muỗng canh nước tương Hàn Quốc, 1/2 muỗng canh dầu mè, 1/2 muỗng canh đường nâu, 1/4 muỗng cà phê tiêu,  sau đó để 15 phút cho thịt thấm tất cả các gia vị. Sơ chế thịt bò Bước 3: Sơ chế, xào rau củ Giá đỗ và cải bó xôi rửa sạch, cải bó xôi đem cắt khúc khoảng 10cm. Cải bó xôi có thể sau khi rửa sạch có thể để nguyên cọng, luộc xong hãy cắt nhỏ ra Bắc một nồi nước, cho vào 1 ít muối, khi nước sôi bùng thì cho giá đỗ vào luộc trước, sau 2 phút thì vớt giá ra, cho cải bó xôi vào tiếp tục luộc 2 phút, vớt ra. Để riêng 2 loại rau, mỗi loại trộn với 1/2 muỗng cà phê muối tiêu và 1 muỗng cà phê dầu mè. Sơ chế cải bó xôi và giá đỗ Bước 4: Chế biến rau củ quả Cà rốt, bí ngòi rửa sạch, cắt sợi khoảng 5cm. Nấm đông cô rửa sạch, cắt bỏ chân, đem cắt lát mỏng. Để lửa lớn, cho vào chảo 1 muỗng canh dầu ăn, thêm bí ngòi vào xào đến khi gần chín thì nêm với 1 muỗng cà phê dầu mè, 1/2 muỗng cà phê muối tiêu, trút bí ngòi ra dĩa. Cho lần lượt 2 loại còn lại vào xào riêng, nếu hết dầu thì châm thêm 1 muỗng canh dầu vào, xào và nêm nếm tương tự như bí ngòi. Sơ chế cải đỏ, bí ngòi và nấm Bước 5: Nấu cơm Thường là dùng gạo của Hàn Quốc để nấu cho đúng vị. Nhưng ta có thể thay thế bằng gạo Việt cho hợp khẩu vị. Ta nấu trong thố nhỏ để giữ được độ nấu hoặc ta có thể nấu trong nồi cơm điện, sau đó múc vào thố để ăn Cho vào thố 1 muỗng cà phê dầu mè, dùng cọ phết cho dầu đều đáy thố. Múc cơm vào và dàn đều cơm. Xếp lần lượt các loại rau củ, thịt bò xào, kim chi cắt nhỏ vào rồi đặt thố lên bếp, bật lửa đun đến khi lớp cơm ở dưới nóng giòn, nghe tiếng xèo xèo thì nhắc xuống. Trứng gà cho vào chảo, ốp la trứng vừa đủ chín tới, lòng đào còn chưa chín. Đặt trứng vào thố cơm, rắc ít mè rang lên trên. Bước 6: Bibimbap Hàn Quốc thành phẩm Khi ăn bạn cho sốt tương vào, trộn đều. Món cơm trộn nóng hổi đầy đủ dưỡng chất đảm bảo hấp dẫn đến từng muỗng cuối cùng. Bibambap Hàn Quốc thành phẩm Hoặc có trình bày theo cách khác: Để bày trí món ăn theo phong cách người Hàn, bạn hãy chuẩn bị chuẩn bị 4 – 5 bát đá Hàn Quốc, thoa một lớp dầu ăn mỏng trong lòng bát rồi cho vào mỗi bát một phần cơm, nén nhẹ xuống. Lần lượt xếp các loại rau củ quả, thịt bò, nấm lên mặt cơm, để riêng các loại. Đặt bát cơm lên bếp, bật lửa đun đến khi lớp cơm ở dưới nóng giòn thì bắc xuống. Ốp la trứng rồi đặt trứng vào giữa bát cơm, rắc thêm mè rang lên trên. Cuối cùng rưới nước xốt, trộn đều các nguyên liệu rồi thưởng thức. Cơm trộn đầy đủ dưỡng chất, có thể ăn vào các bữa chính thay cơm Ta có thể thay thế trứng sống thành chín nếu ta không thể ăn trứng sống Lưu ý khi làm món cơm trộn Bibimbap Hàn Quốc: Các bạn mua nước sốt Gochujang, tương ớt Hàn Quốc, dầu mè tại siêu thị cửa hàng Hàn Quốc. Nếu như bạn không có bát đá, có thể dùng bát thường và làm giòn cơm trên chảo trước, nếu không có thể ăn luôn với cơm thường. Nếu ăn được cay thì mới cho thêm tương ớt Hàn Quốc Các bạn có thể thay đổi một số nguyên liệu như rau củ cho phù hợp với sở thích của bạn nhé. Bạn có thể đổi vị cho gia đình, bạn bè để đỡ nhàm chán. Hãy theo dõi chúng tôi để có thể làm các món khác nhau nhé! CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ AN THÀNH Địa chỉ: Số 129 Đường Tây Lân, P. Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM Email: anthanhsale01@gmail.com Hotline (zalo) : +84 903103922 Website: https://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/ Facebook: https://www.facebook.com/maydonggoianthanh Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/ Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/ Twitter:https://twitter.com/donggoianthanh Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/ Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube

Bibimbap Hàn Quốc – Món cơm trộn biểu tưởng đầy màu sắc

Bibimbap Hàn Quốc làm món ăn có cả hương vị lẫn hình thức. Món ăn bao gồm các nguyên liệu rau củ quả tươi, nấm, thịt bò hoặc thịt heo...
Hướng dẫn cách bảo quản Sữa chua trân châu nước cốt dừa đúng chuẩn: Sữa chua rất dễ lẫn tạp khuẩn, quá trình lên men sẽ là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển mạnh, vì thế sữa nhanh chua, nhanh hỏng hơn. Vì vậy sữa chua tự làm tại nhà nên ăn trong vòng 2 ngày. Nếu muốn sữa chua để được lâu hơn thì bạn nên bảo quản sữa chua ở ngăn mát của tủ lạnh với nhiệt độ khoảng 8 độ C vì nhiệt độ lạnh sẽ làm chậm quá trình lên men của sữa chua, sữa sẽ lâu chua và ít có nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập. Khi làm sữa chua bạn nên để trong hũ thủy tinh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe vì nếu như bỏ sữa chua vào hũ nhựa kém chất lượng thì chất độc hại sẽ thẩm thấu vào sữa chua về lâu dài sẽ gây hại cho sức khỏe. Trân châu và nước cốt dừa nên được bảo quản trong tủ lạnh nhiệt độ 8 độ C và nên dùng trong 3 ngày. Đừng để lâu quá mới sử dụng thì có thể nhiều vi khuẩn, không tốt cho sức khỏe Đừng chần chừ thêm nữa, bạn hãy bắt tay vào làm sữa chua trân châu nước cốt dừa ngay hôm nay để đa dạng thêm menu cho gia đình mình thưởng thức nào. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các công thức đồ uống khác trên web của công ty Máy đóng gói An Thành của chúng tôi Sữa chua trân châu nước cốt dừa Hạ Long là món sau này của các loại sữa chua túi, sữa chua hộp,... vì chúng tiện lợi. Chính vì thế máy đóng gói ra đời để đáp ứng được nhu cầu đóng gói của các doanh nghiệp. Đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm Hãy theo dõi chúng tôi, để có thể biết thêm các cách làm món ăn khác nhau mà vẫn đúng vị, hợp sinh ngay tại nhà! CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ AN THÀNH Địa chỉ: Số 129 Đường Tây Lân, P. Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM Email: anthanhsale01@gmail.com Hotline (zalo) : +84 903103922 Website: https://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/ Facebook: https://www.facebook.com/maydonggoianthanh Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/ Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/ Twitter:https://twitter.com/donggoianthanh Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/ Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube.

Sữa chua trân châu nước cốt dừa Hạ Long tại nhà ngon như cửa hàng

Sữa chua trân chân nước cốt dừa Hạ Long gần đây được nhiều người biết đến với sự thanh mát, ngọt dịu, chua chua,…. đem lại một làn gió mới...

Cách làm há cảo – Món bánh điểm tâm sáng Trung Hoa truyền thống

Há cảo là món ăn thường được ăn sáng của người Trung Hoa với vỏ bánh mềm dẻo vừa ăn, nhân bánh tôm thịt rau củ hòa quyện vào nhau...

Trà đào cam sả – Nước uống thanh mát giả nhiệt ngày hè

Trà đào cam sả là món thức uống khá phổ biến trong giới trẻ hiện nay. Trà đào cam sả có màu sắc rất đẹp, vị thanh ngọt vừa đủ....
#maydonggoibanhmi #maydonggoibot  Bạn có thể tham khảo nhiều món ăn khác cùng với Công ty Máy Đóng Gói An Thành. Hãy theo dõi để biết nhiều món ăn mới nhá! CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ AN THÀNH Địa chỉ: Số 129 Đường Tây Lân, P. Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM Email: anthanhsale01@gmail.com Điện thoại: +84 0707689708 Hotline: +84 0707689708 Website: https://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/ Facebook: https://www.facebook.com/maydonggoianthanh Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/ Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/ Twitter:https://twitter.com/donggoianthanh Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/ Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube.

Tiramisu truyền thống – Món ăn tình yêu xuất xứ từ Ý

Bánh tiramisu vốn có nguồn gốc từ Ý thơ mộng và cái tên đó còn có một ý nghĩa khác. Cách làm Tiramisu khá đơn giản nhưng thành phẩm mang lại...
Lưu ý khi làm củ kiệu ngâm đường Nếu bạn thấy chờ 2 tuần quá lâu thì chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách làm củ kiệu ngâm đường theo 1 bước khác sẽ nhanh được thưởng thức hơn.  Các làm theo các bước 1, 2 như trên tuy nhiên bước 3 bạn sẽ không ngâm củ kiệu với giấm mà bạn sẽ cho giấm và đường vào nồi cho lên bếp đun để đường tan hết sau đó để nguội một lúc. Bước tiếp theo là bạn cho củ kiệu, cà rốt, ớt vào lọ sau đó đổ nước giấm đường đã đun vào lọ sao cho nước ngập mặt kiệu, dùng miếng nan để nén củ kiệu chìm xuống. Với cách làm này thì bạn chỉ mất 1 tuần chờ đợi thì có thể đem ra thưởng thức được rồi. Trong mâm cơm cúng gia tiên có thêm đĩa củ kiệu trắng thơm ngon thật là hoàn hảo. Củ kiệu khi ăn phải giòn và có vị chua chua ngọt ngọt thì mới đúng chuẩn vị. Qua bài viết trên của máy đóng gói An Thành, mong các bạn sẽ thành công với cách làm củ kiệu giòn ngon tại nhà ngon như tiệm. Chúc các bạn có cái Tết đầm ấm và an vui Bạn có thể tham khảo nhiều món ăn khác cùng với Công ty Máy Đóng Gói An Thành. Hãy theo dõi để biết nhiều món ăn mới nhá! CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ AN THÀNH Địa chỉ: Số 129 Đường Tây Lân, P. Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM Email: anthanhsale01@gmail.com Điện thoại: +84 0707689708 Hotline: +84 0707689708 Website: https://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/ Facebook: https://www.facebook.com/maydonggoianthanh Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/ Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/ Twitter:https://twitter.com/donggoianthanh Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/ Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube.

Cách làm củ kiệu giòn ngon như ngoài tiệm

Trong mâm cơm ngày Tết của mỗi gia đình người Việt đều có nhiều món ngon trong đó không thể thiếu đĩa của kiệu ngâm có thể dùng ăn với...
Bạn có thể tham khảo nhiều món ăn khác cùng với Công ty Máy Đóng Gói An Thành. Hãy theo dõi để biết nhiều món ăn mới nhá! CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ AN THÀNH Địa chỉ: Số 129 Đường Tây Lân, P. Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM Email: anthanhsale01@gmail.com Điện thoại: +84 0707689708 Hotline: +84 0707689708 Website: https://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/ Facebook: https://www.facebook.com/maydonggoianthanh Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/ Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/ Twitter:https://twitter.com/donggoianthanh Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/ Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube.

Chân gà sốt thái – Món ăn vặt đậm vị

Với sự chua cay làm kích thích vị giác, món chân gà sốt Thái chua ngọt là món ăn vặt không thế thiếu hoặc có thể làm món nhậu rất...
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ AN THÀNH Địa chỉ: Số 129 Đường Tây Lân, P. Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM Email: anthanhsale01@gmail.com Điện thoại: +84 0707689708 Hotline: +84 0707689708 Website: https://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/ Facebook: https://www.facebook.com/maydonggoianthanh Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/ Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/ Twitter:https://twitter.com/donggoianthanh Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/ Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube.

Cách làm bánh mì Việt Nam – Món ăn đường phố nét văn hóa của người Việt

Cách làm bánh mì Việt Nam có rất nhiều cách làm, đa dạng nhiều loại bánh. Với sự xuất thân từ Châu Âu từ 30.000 năm, món ăn ” thượng...

“Khởi nghiệp” với máy đóng gói

Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng muốn được làm chủ và ấp ủ vấn đề đó rất lâu cũng như muốn từ bỏ rất nhiều lần. Vì sao ư?...

Các cách làm khô gà lá chanh – Món ăn kích thích vị giác

Khô gà lá chanh – món ăn vặt và món nhậu cực hấp dẫn, rất được ưa thích. Cách làm khô gà lá chanh ngon sẽ có màu nâu vàng...
Tương truyền, hàng năm cứ đến năm mới ma quỷ lại đến phá đám, bởi vậy để xua đuổi tà ma và những điều không may mắn, ở mỗi nơi đều dựng cây nêu để báo hiệu rằng nơi đây đã có chủ, ma quỷ không được tới quấy nhiễu. Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5 đến 6 mét, ở ngọn cây thường treo nhiều thứ bằng giấy vàng bạc, bùa trừ tà, bầu rượu bện thêm bằng rơm, cạnh đó có treo một cái đèn lồng đèn nhỏ, vừa mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, những điều không may mắn, vừa mang ý nghĩa soi đèn để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Cây nêu được dựng từ ngày 23 tháng Chạp đến hết ngày mùng 7 tháng Giêng thì được hạ xuống

Tết cổ truyền – Giá trị đích thực của truyền thống

Mỗi năm người Việt Nam có “ba ngày Tết”, là cơ hội để mỗi cá nhân thể hiện lễ nghĩa, tình cảm, bổn phận trong các mối quan hệ gia...

Mùng 1 Tết nên làm gì để tránh vận rủi rước tài lộc và may mắn

Trong dân gian thường có câu ” Đầu xuôi đuôi lọt” nói về ngày đầu của tháng. Nay là mùng 1 Tết thì nên làm gì để tránh vận rủi...
Mứt tắc khi làm xong có màu vàng óng đẹp mắt, vị ngọt của đường, có một chút đắng nhẹ nhàng và vị chua chua thanh thanh.

Bí quyết làm mứt tắc – mứt quất dẻo ngọt không bị đắng

Mứt tắc – mứt quất ngoài là món ăn ngày Tết còn có tác dụng trị ho rất hiệu quả. Trái tắc còn có rất nhiều công dụng như ép...
Ai cũng biết món khô bò là món ăn vặt ngon không thể cưỡng đối với trẻ con và người lớn. Đa số, thực phẩm này đều là được mua ngoài tiệm ít được chế biến tại nhà nên chất lượng chưa được đảm bảo vệ sinh. Chỉ cần xé miếng bò khô dai dai, thêm chút nước cốt chanh là bạn đã có thể thưởng thức đầy đủ hương vị vừa cay vừa ngọt của món ăn vặt này.

Bò khô nguyên miếng – Cay cay thơm ngon đậm vị

Ai cũng biết món khô bò là món ăn vặt ngon không thể cưỡng đối với trẻ con và người lớn. Đa số, thực phẩm này đều là được mua...
Phong trào thư pháp ngày càng phát triển mạnh mẽ trong cả nước, nhiều câu lạc bộ thư pháp được ra đời tạo thêm sân chơi mới cho nhiều người, đặc biệt là giới trẻ thanh thiếu niên rất đam mê môn nghệ thuật này. Nhiều cuộc triển lãm về thư pháp cũng giúp ích cho việc sáng tạo và phát triển không ngừng của môn nghệ thuật truyền thống này, giúp thư pháp đi sâu vào đời sống thực tại. Đi đến đâu trên đất nước Việt chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những tác phẩm thư pháp: biển hiệu, tiêu đề trên bao bì của một số loại sản phẩm, trên bìa các sách, trong đền chùa, trong các quán cà phê,....

Thư pháp 書法 – Nét văn hóa riêng của mỗi quốc gia

Thư pháp (chữ Hán: 書法) là nghệ thuật viết chữ đẹp. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, thư pháp là phép viết chữ của người Trung Hoa và người...

Các món nên ăn đầu năm để lấy may mắn

Những ngày đầu năm mới người Việt Nam thường rất chú trọng đến những vật dụng, những hoạt động mang những giá trị tinh thần, đem đến vận may, ước...

Cách làm mứt dừa ngon dẻo không lo đường chảy

Mứt dừa là món không thể thiếu trong ngày Tết, nhưng vì ngại mua bên ngoài một phần không hợp khẩu vị và lo ngại về an toàn vệ sinh...

Bánh chưng – Chiếc bánh có lịch sử của Việt Nam

Đó là đôi câu đối thân quen khi nói về những nét đặc trưng nhất trong ngày Tết nguyên đán của người Việt từ bao đời nay. Trong đó, chiếc...
Bột ngũ cốc được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày

Bột ngũ cốc là gì, công nghiệp sản xuất bột ngũ cốc

Hiện nay, vấn đề sức khỏe là sự quan tâm hàng đầu của mọi người. Ăn uống làm sao để khỏe mạnh luôn là câu hỏi lớn. Vì thế mà...