Bánh lá ngải hay còn có tên gọi khác là bánh ngải cứu, bánh giầy ngải là chiếc bánh quen thuộc của ẩm thực xứ Lạng không chỉ là đặc sản “nức tiếng” gần xa mà còn là loại bánh gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Nguồn gốc của loại bánh này xuất phát từ các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng.
Nguyên liệu chính là bột gạo nếp và lá ngải cứu. Nhiều người không thích mùi và vị hơi nhẫn của lá ngải, tưởng chứng bánh sẽ khó ăn, nhưng thực tế bánh hoàn toàn không kén chọn người ăn chút nào. Vị bánh là sự kết hợp giữa thơm dẻo của bột nếp, vị mát, hơi tê tê không hề đắng của ngải cứu, dễ ăn và không ngấy.
Miếng bánh làm ta liên tưởng đến sự tươi non của đồi nương, sự hoang dã của núi rừng, như gói cả mùa xuân mát trong. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ tốt cho việc điều hòa khí huyết, an thai, chống đau đầu, cảm cúm. Nếu ai đã từng ăn một lần sẽ không thể nào quên mùi vị của loại bánh dân dã này của miền sơn cước.
Contents
Nguyên liệu làm Bánh lá ngải:
Bột nếp: 400 gr
Lá ngải cứu non: 350 gr
Vôi bột: 3 gr
Đường đỏ: 200 gr (có thể thay thế bằng đường thốt nốt)
Đậu phộng: 20 gr
Dừa khô: 20 gr
Mè đen: 10 gr
Dầu ăn: 2 muỗng canh
Dụng cụ thực hiện: Máy xay sinh tố, nồi hấp
Cách chế biến Bánh lá ngải cứu:
Sơ chế lá ngải cứu:
– Lá ngải cứu non nhặt sạch và rửa sạch với nước.
– Cho 3g vôi trong vào tô. Hòa tan 3g vôi trong với 3 lít nước, để lắng xuống rồi lấy nước đó hầm với lá ngải đã nhặt sạch.
– Hầm lửa vừa nước vôi ở trên với lá ngải đã nhặt sạch đến khi lá ngải nhừ, khoảng 30 phút.
– Khi lá ngải đã nhừ, bạn vớt lá ngải ra rửa sạch với nước cho hết nước vôi, vắt kiệt nước rồi thái nhỏ, để ráo nước.
– Bắc một cái nồi lên bếp và đổ lá ngải vào sao với lửa nhỏ đến khi lá ngải khô hoàn toàn. Bạn nhớ đảo đều tay cho lá ngải khô đều, không bị cháy.
Mẹo nhỏ:
- Dùng nước vôi trong sẽ giúp giữ nguyên được màu xanh của lá ngải và lá ngải sẽ rất nhanh nhừ. Còn một cách khác nữa là hòa tro của vỏ đỗ xanh hoặc tre nứa sạch vào nước cũng chắt lấy phần nước trong để luộc lá ngải.
- Làm như vậy, lá ngải sẽ giảm vị đắng và làm cho bánh sau khi làm xong sẽ có mùi thơm
- Luộc lá ngải bằng nước vôi trong giúp cho lá nhanh chín nhừ ra mà vẫn giữ được màu xanh tươi nguyên vẹn.
Làm bột bánh:
– Đổ thêm khoảng 100ml nước vào lá ngải đã sao ở trên, cho vào máy xay sinh tố xay mịn. Sau đó, ta lọc để lấy phần nước để sử dụng cho quá trình trộn bột.
– Lấy toàn bộ phần lá ngải đã xay vào trộn với 400g bột nếp, trộn đều tay cho đến khi bột dẻo mịn, không bị bở hoặc rời rạc.
– Bột trộn thành công là bột sẽ dẻo mịn, không bị bở hoặc rời rạc và bột không dính tay.
Làm nhân bánh:
– Bắc chảo lên bếp, bật lửa vừa để làm nóng chảo. Nếu bạn chưa quen, bạn có thể mở lửa nhỏ nhất để thực hiện.
– Cho đường đỏ nấu chảy trong chảo nóng, sau đó cho thêm đậu giã nhỏ, vừng đen và dừa khô vào đảo đều trong 10 phút đến khi hỗn hợp hòa quyện thì tắt bếp, để nguội hỗn hợp.
– Để nguội hỗn hợp đó lại để có thể tạo hình chúng cho bước tiếp theo
– Vo hỗn hợp bột thành các viên tròn nhỏ vừa ăn tùy theo khẩu vị gia đình bạn.
Gói bánh:
– Bạn nặn bột bánh thành những miếng bột tròn dẹt, dày khoảng 5mm, kích thước đủ to để bọc kín phần nhân đã viên trước đó.
Lưu ý: Đừng nặn bột quá to hoặc quá nhỏ sẽ làm bánh không đều. Bột quá dày sẽ hấp bánh không chín. Bột ít thì trong quá trình tạo hình dễ làm bể bánh.
– Cho nhân bánh ngải vào bên trong rồi viên thành những chiếc bánh nhỏ sao cho vỏ bánh bao trọn nhân. Ấn dẹt bánh cho đẹp mắt.
– Thoa dầu ăn lên hai mặt bánh để bánh không bị dính vào nhau và tạo độ mịn, bóng cho bánh.
Hấp chín bánh:
– Chuẩn bị một nồi nước sôi để hấp bánh.
– Sau đó mang bánh đi hấp cách thủy khoảng 10 phút trong lửa vừa rồi đem ra ngoài để nguội.
Thành phẩm:
– Bánh ngải cứu có màu xanh sẫm với mùi thơm rất khẽ khàng của lá ngải, hương vị nhẫn đắng nhẹ nhẹ thêm phần nhân ngọt ngào béo thơm. Hãy cùng thưởng thức món quà ẩm thực thơm ngon này của vùng đất Lạng Sơn.
Công dụng của lá ngải cứu:
- Lá ngải giúp lưu thông và tuần hoàn máu lên não rất tốt.
- Trong thành phần của lá ngải cứu có chứa các thành phần như Andenin và Cholin cấu thành lên vitamin B, từ đó, lá ngải cứu có tác dụng tích cực trong việc chuyển hóa các chất, giúp bạn có thể ăn ngon hơn.
- Bên cạnh đó, lá ngải còn có tác dụng trị các chứng đau đầu, ho, cảm; chữa đau lưng; giảm mỡ bụng; làm đẹp với mọi làn da, trị mụn, giúp cho da được nuôi dưỡng tốt;…
Nguồn gốc bánh lá ngải cứu:
– Bánh lá ngải – đặc sản Lạng Sơn là món bánh quen thuộc của người dân xứ chè vào dịp Tết Thanh minh và rằm tháng 7 của đồng bào dân tộc Tày sinh sống ở Võ Nhai, Thái Nguyên.
– Bánh ngải cứu của người Tày có truyền thống từ lâu đời, vào mỗi dịp lễ Tết đặc biệt, người dân thường làm món bánh này để dâng lên tổ tiên. Món bánh ngon này đã được truyền từ đời này qua đời khác và kéo dài cho tới tận ngày nay.
– Nguyên liệu chính của bánh là lá cây ngải cứu, vì vậy nó có rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe như: điều hòa khí huyết, cầm máu, giúp lưu thông máu hay an thai,… Đây không chỉ là món ăn ngon mà còn là đặc sản Lạng Sơn được nhiều du khách mua về làm quà cho người thân sau chuyến du lịch vùng biên.
Mẹo thực hiện thành công:
- Bánh chỉ bảo quản được trong 2 – 3 ngày, nói chung nên ăn ngay trong ngày là ngon nhất. Nếu không mặt bánh bắt đầu khô se và độ dẻo giảm hẳn.
- Nếu không ăn hết, bạn cho bánh vào hộp đựng thực phẩm và để trong ngăn mát tủ lạnh, lúc nào ăn đem hấp lại.
Những điều cần lưu ý làm bánh lá ngải Lạng Sơn lên màu xanh đúng cách:
– Bước sơ chế lá ngải cứu rất quan trọng, quyết định màu xanh của bánh sau khi hấp. Ngoài cách sơ chế với nước vôi trong, bạn có thể dùng nước tro ngâm lá cũng được.
- Để thực hiện, bạn cho 1 lít nước sạch + 10 ml nước tro vào nồi, đun sôi. Sau đó, cho lá ngải cứu vào nồi, hầm liên tục trong 2 – 3 giờ.
- Sau thời gian, chỉ cần vớt lá ra và thực hiện các bước còn lại như công thức đã hướng dẫn ở trên là hoàn tất.
– Để làm vỏ bánh ngải dai mịn, bạn có nhiều cách chế biến. Theo kiểu truyền thống, bạn có thể pha bột gạo nếp với 1 muỗng canh nước sôi, nhào lên cho mịn. Sau đó, thêm lá ngải xay vào, dùng chày giã thật nhuyễn hỗn hợp. Cách này sẽ giúp bột tăng độ dai mềm rất ngon, và lá ngải cứu cũng dậy mùi thơm nồng đặc trưng hơn.
– Tuyệt đối không trộn thêm gạo tẻ vào bánh nhé, bánh sẽ không quyện mịn vào nhau và mất vị thơm dẻo.
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ – AN THÀNH
Địa chỉ: 47/80 Ao Đôi, Khu Phố 10, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM
Email: anthanhsale01@gmail.com
Điện thoại: 0903103922
Hotline: 0906312325
Website: https://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/
Facebook: https://www.facebook.com/maydonggoianthanh
Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/
Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/
Twitter: https://twitter.com/donggoianthanh
Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/
Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube.