Bánh tét, có nơi gọi khác còn gọi là bánh đòn (tùy theo vùng miền khác nhau tên gọi cũng bị ảnh hưởng). Là một loại bánh trong ẩm thực của cả người Việt và một số dân tộc ít người ở miền Nam và miền Trung Việt Nam. Chúng có nét tương đồng của bánh chưng ở Miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuối để gói thay vì lá dong. Vì vậy nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam với vị trí không khác bánh chưng. Nhưng cũng có nhiều bánh tét nhân chuối hay đậu đen được làm hay là bán quanh năm.
Bánh tét ngày Tết thường để lâu được vài ngày, được nấu vào đêm giao thừa hoặc xa hơn để những ngày Tết có thể dùng để ăn với dưa món và thịt kho . Đây thường là bánh tét nhân mặn với thịt, mỡ và đậu xanh, và dùng cho nhiều người ăn Ngoài ra, còn có bánh tét nhân ngọt với nhân chuối hoặc đậu xanh, loại to dùng cho nhiều người ăn hoặc loại nhỏ dùng cho một người ăn.
Nếu bạn chưa được trải nghiệm những công đoạn này diễn ra như thế nào thì hãy cùng An Thành tìm hiểu về cách làm bánh tét ngày Tết bằng lá chuối hoặc lá dong cực ngon, xanh, đẹp mắt, ăn là nghiền ngay sau đây nhé.
Contents
Nguyên liệu làm bánh tét:
- 800 g nếp
- 400 g đậu xanh nguyên vỏ
- 400 g thịt ba rọi (ba chỉ)
- ¼ thìa cà phê muối
- 1 thìa cà phê nước mắm
- 1 thìa cà phê đường
- ¼ thìa cà phê bột nêm/ vị tinh
- 1 thìa cà phê tiêu (xay/ nguyên hạt)
- 2 củ hành tím đập dập
Dụng cụ thực hành:
- Lá chuối / lá dong
- Lạt tre
- Nồi cỡ lớn / nồi áp suất
- Khay/ mâm rộng
Hướng dẫn sơ lược quá trình hình thành bánh tét:
Bước 1: Chuẩn bị
- Đậu và nếp ngâm từ 4-8 tiếng, vớt ra để ráo rồi xóc với chút muối.
- Lạt tre ngâm 8-10 tiếng cho mềm. Lá chuối rửa sạch, chần qua nước sôi để ráo, lau khô.
- Thịt rửa sạch, để nguyên tợ và cắt dải dài, ướp gia vị 15-20 phút.
Bước 2: Gói bánh tét
- Trải lá chuối lên khay/mâm rộng.
- Đổ gạo nếp lên lá, dàn mỏng thành lớp theo chiều ngang. Làm tương tự với đậu. Trải thịt vào giữa. Phủ một lớp đậu và gạo nếp phủ cuối cùng. Lưu ý dàn nếp phủ đều đậu và thịt.
- Cuốn sấp đôi lá chuối để định hình bánh. Cuộn gấp chặt mép và buộc dây nháp để tạo hình đòn.
- Gấp đáy, dựng đứng đòn bánh và vỗ dọc thân để các nguyên liệu được chặt.
- Dùng lạt buộc cố định theo chiều ngang và dọc đòn bánh.
Bước 3: Nấu bánh tét
- Dựng đứng bánh tét vào thành nồi, đổ nước ngập bánh.
- Đun liên tục 6-10 tiếng.
- Vớt bánh ra để nguội.
Bước 4: Hoàn thành
- Cắt bánh ra thành khoanh ăn kèm dưa món, củ kiệu.
Cách làm bánh tét chi tiết hơn dưới đây:
Các bước từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến cách gói và nấu bánh tét là các quá trình khép kín chặt chẽ. Chỉ cần thiếu 1 trong các khâu là món bánh tét không hoàn chỉnh được hương vị vốn có từ lâu đời của ông bà ta.
Bước 1: Chuẩn bị
Nấu bánh tét, bạn cần phải ngâm đậu và nếp khá nhiều giờ (4-8 tiếng) cho nở, vậy nên bạn có thể ngâm trước qua đêm cho tiết kiệm thời gian nhé. Vì phải ngâm khá lâu nên để giữ được các dưỡng chất bạn nên chọn mua đậu xanh còn nguyên vỏ, không cần cán trước nhé.
- Bạn nào thích bánh tét có màu xanh đậm đẹp thì có thể ngâm nếp với nước lá rau ngót, lá dứa hoặc lá cải. Khi ngâm nếp, bạn nhớ cho một chút muối vào để tăng vị đậm đà cho nếp khi nấu bánh nhé.
- Khi nấu nướng, chọn được nguyên liệu ngon là bạn đã thành công một nửa rồi. Với bánh tét, để bánh dẻo ngon thì bạn có thể chọn nếp ngỗng, nếp nhung,…; vừa dẻo vừa thơm nhiều thì có nếp cái hoa vàng, nếp sáp,…
- Đậu xanh ngâm, ngậm nước trương lên, xát nhẹ là vỏ tự tách ra. Bạn chỉ cần đãi sạch vỏ là thu được đậu xanh tróc vỏ rồi.
- Sau khi ngâm, đậu và nếp bạn đãi rửa sạch sẽ và để thật ráo. Bạn xóc nếp lại với 1 thìa cà phê muối; đậu thì ướp đường và muối mỗi loại 1 thìa cà phê.
– Phần thịt ba rọi bạn thái thỏi, nhồi với chút muối hạt, gừng và ít rượu trắng để khử mùi rồi rửa sạch và ướp với các gia vị đã chuẩn bị. Riêng tiêu, bạn có thể ướp tiêu xay hay tiêu nguyên hạt đều được cả.
Nếu bạn làm bánh tét chay nhân đậu, không có thịt mỡ thì nhớ xóc nếp và đậu cùng một chút dầu để bánh bóng đẹp và vẫn đượm vị béo dù không có mỡ nhé.
– Ngoài đậu và nếp, lạt tre và lá gói bạn cũng nên xử lý trước cho đỡ mất thời gian nhé. Lạt tre cần phải rửa sạch và ngâm tầm 8-10 tiếng cho dẻo mềm mới sử dụng được.
– Về phần lá gói, miền Bắc hay dùng lá dong, còn miền Nam thường dùng lá chuối. Lá nên chọn các lá bản to và không bị rách, thủng nhé. Cách sơ chế lá tương tự nhau.
- Nếu bạn dùng lá đông đá đã qua sơ chế thì chỉ cần rửa xả dưới vòi là sạch ngay. Nhưng nếu bạn dùng lá tươi thì nên ngâm chừng nửa tiếng trước khi rửa.
- Lá sau khi rửa sạch, để tăng độ dẻo dai bạn có thể nhúng sơ qua nước sôi như khi làm bánh giò rồi để ráo qua đêm hoặc hong nắng nhẹ, một số vùng người ta hơ sơ qua lửa thay cho phơi nắng.
- Trước khi gói bánh bạn nhớ lau qua lá lại một lần nữa cho sạch
Đặc biệt, để bánh không bị đắng, nếu bạn dùng lá chuối thì lưu ý là mua lá chuối hột nhé.
Bước 2: Gói bánh tét
Gói bánh ràng lạt có lẽ là công đoạn khó nhất với mình, nhưng khi đã quen tay thì thấy đỡ hơn. Vì nếu mới gói sẽ làm cho bánh tét không đều và hay có các lỗ hỏng trên bánh.
Khi gói bánh, để tránh bị rách lá và dễ bóc hơn khi ăn, bạn chú ý sớ lá khi gói nhé.
- Bạn trải lá lên khay/mâm rộng. Nếu dùng lá chuối, bạn chú ý lớp lá ngoài cùng lật mặt lá láng ra ngoài, trải sớ xuôi.
- Lớp thứ 2 trải tùy ý.
- Lớp lá cuối trải sớ ngang, lật mặt láng vào trong.
– Còn nếu bạn dùng lá dong thì không cần nhìn sớ, cứ trải tương tự lá chuối là được. Thường thì mình hay gói bánh tét đòn nhỏ (~20 cm) vừa nhà ăn thôi nên bề ngang bản lá bạn rọc cỡ 25-30 cm là vừa. Nhỡ mà không mua được lá bản to thì bạn xếp chồng so le nhiều lá lên, căn sao cho vừa vặn là được.
– Tiếp đấy bạn đổ gạo nếp lên lá, dàn mỏng thành lớp theo chiều ngang, nhớ chừa lại một khoảng bằng nhau ở hai đầu để gấp mí. Bạn làm tương tự với đậu. Sau đấy bạn trải thịt vào giữa; tiếp tục rải 1 lớp đậu rồi 1 lớp gạo nếp cuối cùng.
Lưu ý: dàn nếp phủ đều đậu và thịt nhé
– Tiếp đấy, bạn cuốn sấp đôi lá chuối để định hình bánh, rồi cuộn gấp chặt mép và buộc dây nháp để tạo hình đòn.
– Bạn gấp đáy, dựng đứng đòn bánh và vỗ dọc thân để các nguyên liệu xếp chặt vào với nhau. Sau cùng, bạn dùng lạt buộc cố định theo chiều ngang và dọc đòn bánh. Bánh tét ràng chặt một chút thì sau này ra bánh sẽ đẹp hơn.
– Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn có bán khuôn để làm bánh tét. Tương tự khuôn bánh chưng, khuôn này giúp cũng bạn định hình kích cỡ và hình dáng của bánh tét đều hơn. Còn các bước gói bánh thì giống hệt với cách gói thủ công truyền thống. Nhưng ở công đoạn giữ mép cột dây nó sẽ giúp bạn thao tác dễ dàng hơn một chút.
Người miền Nam gói bánh sẽ chừa lạt dài một chút để bện dây quai ở đầu đòn bánh, như thế sau này nấu vớt bánh ra dễ hơn.
Bước 3: Nấu bánh tét
– Nếu bạn nấu nhiều bánh tét thì nấu bếp lò củi sẽ tiện và bánh ngon hơn. Còn nếu bạn chỉ nấu ít ít cho gia đình dùng thì dùng bếp bình thường ở nhà là được. Nhà bạn nào có nồi áp suất có thể tận dụng nấu bánh tét để tiết kiệm thời gian nhé.
– Bánh tét bạn cho vào nồi, nếu ít bánh thì bạn dựng dọc thành nồi để lúc sau vớt trở đầu cho dễ.
– Thời gian nấu bánh sẽ tùy vào loại bếp bạn dùng và kích cỡ to nhỏ của đòn bánh.
- Thông thường bánh nấu liên tục từ 6-10 tiếng, nước cạn là bánh chín.
- Nếu nồi nhỏ, bánh dựng dọc thì khi nấu được 1 nửa thời gian, bạn vớt bánh ra trở đầu lại rồi tiếp tục nấu để bánh chín đều.
- Bạn nào dùng nồi áp suất thì có thể tiết kiệm được kha khá thời gian (tầm 2-3 tiếng) và cũng không cần trở đầu hay châm nước giữa chừng.
– Nhưng nếu bạn nấu lò hoặc bếp bình thường và dùng nồi cỡ nhỏ thì thi thoảng sẽ phải châm thêm nước.
Bước 4: Cách Làm Bánh Tét – Hoàn thành
– Sau khi bánh chín, bạn vớt ra và rửa lại vài lần với nước lạnh cho lớp lá vỏ bên ngoài sạch sẽ và để thật ráo. Cách này sẽ giúp bạn giữ bánh được nhiều ngày mà không bị hư hỏng.
- Bánh tét thông thường, ở nhiệt độ phòng trong thời tiết lạnh, bạn có thể bảo quả được khoảng 5-7 ngày.
- Ở những vùng nóng ẩm, thì tốt nhất nên dùng bánh tét trong vòng 3-5 ngày sau khi nấu.
- Nhưng nếu bạn bọc quanh đòn bánh bằng màn bọc thực phẩm, cho vào ngăn mát tủ lạnh hoặc trữ đông thì có thể bảo quản được từ 2-4 tuần. Khi nào ăn bạn chỉ cần lấy bánh ra hấp lại, cho vào quay lò vi sóng hoặc chiên.
– Bánh tét đạt chuẩn thì nếp phải dẻo thơm, quyện vị đậu bùi bùi và thịt mỡ beo béo. Bánh không bị bở, các nguyên liệu phải quyện chặt vào với nhau và đều màu. Một số nhà, sau khi bánh chín, sẽ gói thêm 1 lớp lá xanh tươi bên ngoài cột lại lạt rồi mới đơm lên thờ cho đẹp.
– Ở miền Nam, vào dịp Tết người ta sẽ đơm bánh tét với củ kiệu, dưa hành, canh khổ qua và thịt kho tàu. Bánh tét rất hợp khi ăn kèm các loại dưa chua, cay; vừa chống ngấy vừa gia tăng khẩu vị.
Bạn hay bánh tét hay bánh chưng, vậy bạn có biết chúng có nguồn từ khi nào và ở đâu không? Tôi sẽ cho bạn câu trả lời qua bài viết dưới đây:
Sự tích bánh tét:
Như các bạn được biết Tết miền Bắc có bánh chưng xanh gắn với sự tích “Bánh chưng bánh dày” của hoàng tử thứ 18 là Lang liêu – Con của vua Hùng thì bánh tét cũng là một trong những món ăn được người miền Nam rất yêu thích, gắn với những câu chuyện ly kỳ và có nguồn gốc riêng của nó đó là:
Khi vua Quang Trung đánh đuổi quan Thanh xâm lược vào dịp Tết năm Kỷ Dậu 1789 thì để tạo được cuộc tiến công thần tốc từ Thuận Hóa đến Thăng Long nên đạo quân gồm 7 vạn binh lính đã phải thực hiện cuộc hành quân ngày đêm không ngủ, mang theo rất nhiều cáng để nghỉ và ăn uống trên cáng thay phiên nhau. Tức là 1 người nằm nghỉ thì sẽ có 2 người cáng đi.
Và để đảm bảo lương thực cho quân lính nên vua Quang Trung đã cho người nấu bánh chưng nhưng lại thay đổi hình dạng hình vuông thành hình đòn để tiện mang theo, vừa không cồng kềnh lại không phải dừng lại nấu nướng.
Và cũng có truyền thuyết khác kể rằng khi Nguyễn Huệ đánh đuổi quân Thanh ra khỏi đất nước thì lúc bấy giờ quân lính được nghỉ ngơi, ăn Tết. Trong số quân lính có người được vợ gửi cho món bánh làm từ gạo nếp, nhân đậu xanh, hình dạng như bánh tét ngày nay. Anh lính mang bánh mời vua Quang Trung.
Vua ăn ngon bèn ra lệnh cho mọi người gói loại bánh này để ăn Tết và đặt tên là bánh Tết để ghi nhớ chiến thắng giặt Thanh và thể hiện tình cảm gia đình thắm thiết mỗi khi xuân về. Bánh Tết nhưng do cách gọi của người miền Nam nên đọc trệch ra là bánh tét. Đó được xem là nguồn gốc của bánh tét trong ngày Tết cổ truyền ngày nay.
Có những món ăn nguyên liệu rất đơn giản nhưng cho ra hương vị thơm ngon! Chúc các bạn thành công với món bánh này!
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ – AN THÀNH
Địa chỉ: 47/80 Ao Đôi, Khu Phố 10, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM
Email: anthanhsale01@gmail.com
Điện thoại: 0903103922
Hotline: 0906312325
Website: https://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/
Facebook: https://www.facebook.com/maydonggoianthanh
Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/
Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/
Twitter: https://twitter.com/donggoianthanh
Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/
Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube.