• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua footer
Máy Đóng Gói An Thành

Máy Đóng Gói An Thành

Máy đóng gói bao bì tự động

  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Sản Phẩm
    • Máy Đóng Gói Bao Bì
    • Máy Đóng Gói Dạng Bột – Hạt
    • Máy Đóng Gói Dạng Lỏng
    • Máy Đóng Gói Bánh Mì
    • Máy Đóng Gói Thực Phẩm
    • Máy Đóng Gói Dạng Bột
  • Tin tức
  • Liên Hệ
  • Sitemap

Trang chủ » Lưu trữ cho admin

admin

Các cách làm khô gà lá chanh – Món ăn kích thích vị giác

4 Tháng Hai, 2021 by admin Để lại bình luận

Khô gà lá chanh – món ăn vặt và món nhậu cực hấp dẫn, rất được ưa thích. Cách làm khô gà lá chanh ngon sẽ có màu nâu vàng óng ả, kích thích vị giác bởi vị ngọt tự nhiên của thịt, vị cay cay của ớt, quyện với nước mắm mằn mặn, mùi thơm của sả và lá chanh. Món khô gà này làm cũng rất đơn giản, không cần dùng đến lò nướng các bạn cũng có thể làm được.

Với những tín đồ ăn vặt thì món khô gà lá chanh hẳn là rất thân thuộc và không thể thiếu trong các dịp tụ họp. Tuy nhiên, vấn đề an toàn thực phẩm đang khiến nhiều người lo lắng nhưng rất may là cách làm khô gà lá chanh thơm ngon lại cực kỳ dễ thực hiện. Vì thế, bạn hãy thử trổ tài nấu ăn của mình bằng cách thực hiện món này theo hướng dẫn như bài viết dưới đây.

Khô gà lá chanh - món ăn vặt và món nhậu cực hấp dẫn, rất được ưa thích. Cách làm khô gà lá chanh ngon sẽ có màu nâu vàng óng ả, kích thích vị giác bởi vị ngọt tự nhiên của thịt, vị cay cay của ớt, quyện với nước mắm mằn mặn, mùi thơm của sả và lá chanh. Món khô gà này làm cũng rất đơn giản, không cần dùng đến lò nướng các bạn cũng có thể làm được.  Với những tín đồ ăn vặt thì món khô gà lá chanh hẳn là rất thân thuộc và không thể thiếu trong các dịp tụ họp. Tuy nhiên, vấn đề an toàn thực phẩm đang khiến nhiều người lo lắng nhưng rất may là cách làm khô gà lá chanh thơm ngon lại cực kỳ dễ thực hiện. Vì thế, bạn hãy thử trổ tài nấu ăn của mình bằng cách thực hiện món này theo hướng dẫn như bài viết dưới đây.  Đối với khô gà có rất nhiều cách để thực hiện khác nhau nên bạn cũng sẽ không cần có lò nướng hay lò vi sóng mới hoàn thành được. Dưới đây là các cách bạn có thể tham khảo và làm theo:

Đối với khô gà có rất nhiều cách để thực hiện khác nhau nên bạn cũng sẽ không cần có lò nướng hay lò vi sóng mới hoàn thành được. Dưới đây là các cách bạn có thể tham khảo và làm theo:

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 450g thịt ức gà không xương.
  • 1 củ gừng nhỏ.
  • 4 củ hành tím.
  • 1 ít lá chanh.
  • 3 tép tỏi.
  • ớt trái.
  • 3 nhánh sả.
  • 1 muỗng canh đường.
  • 1/2 muỗng canh ớt bột (tùy vào bạn ăn cay nhiều ít mà có thể cho thêm).
  • 1/4 muỗng cà phê bột ngũ vị hương.
Chuẩn bị nguyên liệu 450g thịt ức gà không xương. 1 củ gừng nhỏ. 4 củ hành tím. 1 ít lá chanh. 3 tép tỏi. ớt trái. 3 nhánh sả. 1 muỗng canh đường. 1/2 muỗng canh ớt bột (tùy vào bạn ăn cay nhiều ít mà có thể cho thêm). 1/4 muỗng cà phê bột ngũ vị hương.
Các nguyên liệu được chuẩn bị làm khô gà

Cách luộc gà thơm ngon:

Đầu tiên, bạn rửa sạch thịt gà với nước muối loãng.
Sau đó, cho gà, 1 ít lá chanh, sả, gừng cắt lát và mêm thêm một ít muối để gà được đậm vị hơn.
Cuối cùng là cho nước vào luộc gà trong 15 đến 20 phút, tắt bếp, tiếp tục om gà trong nước luộc khoảng 10 phút.

Cách luộc gà thơm ngon:  Đầu tiên, bạn rửa sạch thịt gà với nước muối loãng. Sau đó, cho gà, 1 ít lá chanh, sả, gừng cắt lát và mêm thêm một ít muối để gà được đậm vị hơn. Cuối cùng là cho nước vào luộc gà trong 15 đến 20 phút, tắt bếp, tiếp tục om gà trong nước luộc khoảng 10 phút.
Thịt gà đem đi luộc với gừng để loại bỏ mùi hôi

Ướp gia vị:

Sau khi luộc gà xong, vớt gà ra đĩa để nguội, sau đó xé gà ra thành từng miếng nhỏ, lưu ý không xé nhỏ quá lúc làm khô gà sẽ dễ bị vụn. Băm nhỏ tỏi, hành, sả, lá chanh cắt sợt, cho gà xé vào trộn đều. Nêm thêm bột ớt, mắm, đường, ngũ vị hương trộn đều và ướp trong 30 phút.

Cách 1: Làm khô gà lá chanh bằng chảo chống dính:

Bước 1: Cho vào chảo chống dính, 1 chén nước luộc gà, cho gà xé vào, cho thêm tỏi, hành, sả, lá chanh cắt sợi, bột ớt, mắm, đường, ngũ vị hương trộn đều, cho thêm lá chanh và ớt trái cắt lát vào.

Bước 2: Cho chảo lên bếp, để lửa vừa và đảo gà liên tục để gà không bị cháy. Đảo đến khi gà khô lại ngả sang màu vàng nâu là được.

Bước 1: Cho vào chảo chống dính, 1 chén nước luộc gà, cho gà xé vào, cho thêm tỏi, hành, sả, lá chanh cắt sợi, bột ớt, mắm, đường, ngũ vị hương trộn đều, cho thêm lá chanh và ớt trái cắt lát vào.  Bước 2: Cho chảo lên bếp, để lửa vừa và đảo gà liên tục để gà không bị cháy. Đảo đến khi gà khô lại ngả sang màu vàng nâu là được.
Tất cả nguyên liệu được cho vào chảo

Thành phẩm

Khô gà lá chanh làm bằng chảo chống dính có màu vàng nâu óng ả, khi ăn có thể cảm nhận được sự hòa quyện giữa các hương vị.

Cách 2: Được thực hiện với nồi cơm điện:

Bước 1: Quét một lớp dầu ăn vào quanh nồi cơm điện.

Bước 2: Thêm vào gà đã ướp 1 ít lá chanh và ớt cắt lát tùy khẩu vị, trộn đều. Dàn gà ra đều trong nồi.

Bước 3: Nhấn “cook” để nấu sôi gà và làm bay hơi nước.

Bước 4: Sau khi nồi cơm nhảy sang chế độ “warm” thì đợi 5 phút rồi nhấn “cook” để tiếp tục sấy khô gà.

Bước 5: Để gà khô ráo hoàn toàn, bạn cần lặp lại khoảng 8 lần, sấy trong khoảng 40 phút để gà được khô giữ được lâu hơn.

Bước 1: Quét một lớp dầu ăn vào quanh nồi cơm điện.  Bước 2: Thêm vào gà đã ướp 1 ít lá chanh và ớt cắt lát tùy khẩu vị, trộn đều. Dàn gà ra đều trong nồi.  Bước 3: Nhấn "cook" để nấu sôi gà và làm bay hơi nước.  Bước 4: Sau khi nồi cơm nhảy sang chế độ "warm" thì đợi 5 phút rồi nhấn "cook" để tiếp tục sấy khô gà.  Bước 5: Để gà khô ráo hoàn toàn, bạn cần lặp lại khoảng 8 lần, sấy trong khoảng 40 phút để gà được khô giữ được lâu hơn.
Khô gà được làm bằng nồi cơm điện

Thành phẩm

Khô gà lá chanh làm bằng nồi cơm điện có màu vàng, mùi thơm từ gia vị và gà kích thích vị giác, khi ăn có vị ngọt từ thịt.

Cách 3: Khô gà lá chanh được làm bằng lò vi sóng:

Bước 1: Cho 3 muỗng canh dầu ăn vào chảo, phi thơm hành, tỏi, sả rồi nhấc chảo ra khỏi bếp.

Bước 2: Cho nửa chén nước luộc gà, gà đã ướp gia vị, lá chanh và ớt cắt lát vào và trộn đều.

Bước 3: Nấu trên lửa vừa đảo liên tục cho gà thấm gia vị rồi tắt bếp.

Bước 4: Bọc khay nướng bằng 1 lớp giấy bạc. Sau đó đổ gà đã xào thấm vào, dàn đều lên mặt khay. Làm nóng lò vi sóng ở chế độ nướng 150 độ C trong 10 phút, sau đó lấy ra kiểm tra, tùy vào sở thích mà bạn có thể sấy khô thêm.

Bước 1: Cho 3 muỗng canh dầu ăn vào chảo, phi thơm hành, tỏi, sả rồi nhấc chảo ra khỏi bếp.  Bước 2: Cho nửa chén nước luộc gà, gà đã ướp gia vị, lá chanh và ớt cắt lát vào và trộn đều.  Bước 3: Nấu trên lửa vừa đảo liên tục cho gà thấm gia vị rồi tắt bếp.  Bước 4: Bọc khay nướng bằng 1 lớp giấy bạc. Sau đó đổ gà đã xào thấm vào, dàn đều lên mặt khay. Làm nóng lò vi sóng ở chế độ nướng 150 độ C trong 10 phút, sau đó lấy ra kiểm tra, tùy vào sở thích mà bạn có thể sấy khô thêm.

Thành phẩm

Khô gà lá chanh làm từ lò vi sóng có màu vàng nâu đậm, khi ăn cảm nhận được sợi gà dai ngọt, vị cay của ớt cùng với hương thơm từ tỏi, lá chanh.

Cách 4: Cách làm khô gà bằng lò nướng:

Bước 1: Cho thêm một muỗng canh dầu ăn, lá chanh, ớt cắt lát vào gà đã ướp sẵn, trộn đều.

Bước 2: Bọc khay nướng bằng 1 lớp giấy bạc. Cho gà vào và dàn đều lên mặt khay.

Bước 3: Làm nóng lò nướng trước khi nướng khoảng 10 phút. Cho gà vào và nướng ở nhiệt độ 150 độ C đến 200 độ C.

Bước 4: Nướng khoảng 15 phút, nên kiểm tra gà thường xuyên để không bị cháy.

Bước 1: Cho thêm một muỗng canh dầu ăn, lá chanh, ớt cắt lát vào gà đã ướp sẵn, trộn đều.  Bước 2: Bọc khay nướng bằng 1 lớp giấy bạc. Cho gà vào và dàn đều lên mặt khay.  Bước 3: Làm nóng lò nướng trước khi nướng khoảng 10 phút. Cho gà vào và nướng ở nhiệt độ 150 độ C đến 200 độ C.  Bước 4: Nướng khoảng 15 phút, nên kiểm tra gà thường xuyên để không bị cháy.
Khô gà được cho vào lò nướng

Thành phẩm

Khô gà lá chanh làm bằng lò nướng thường có màu nâu đậm hơn vì được sấy khô hơn, khi ăn sẽ cảm nhận được sợi gà dai hơn, cùng với các hương vị khác làm kích thích vị giác.

Mẹo bảo quản khô gà được lâu:

Để bảo quản khô gà được lâu, lúc chế biến bạn cần cẩn thận làm sợi gà được khô hoàn toàn cũng như các gia vị khác như tỏi, ớt, lá chanh,… Và bạn có thể cho vào tủ lạnh để bảo quản được lâu hơn.

Khô gà lá chanh không chỉ hấp dẫn với những tín đồ ăn vặt mà cả với các anh đây cũng là một món nhậu rất tuyệt vời, kết hợp với bia thì đúng là không thể nào chê được. Vì thế các chị em nên học cách làm món ăn này nhé để có được những món ăn ngon cho mọi người cùng thưởng thức. Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn các bạn đã biết cách làm khô gà lá chanh thơm ngon tại nhà. Chúc các bạn thực hiện món ngon này thành công cho cả nhà cùng thưởng thức nhé.

#maydonggoibaobi

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ AN THÀNH
Địa chỉ: Số 129 Đường Tây Lân, P. Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM
Email: anthanhsale01@gmail.com
Điện thoại: +84 0707689708
Hotline: +84 0707689708
Website: https://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/
Facebook: https://www.facebook.com/maydonggoianthanh
Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube

Thuộc chủ đề:Tin tức

Tết cổ truyền – Giá trị đích thực của truyền thống

1 Tháng Hai, 2021 by admin Để lại bình luận

Mỗi năm người Việt Nam có “ba ngày Tết”, là cơ hội để mỗi cá nhân thể hiện lễ nghĩa, tình cảm, bổn phận trong các mối quan hệ gia đình và xã hội. Ông cha ta nhiều đời truyền nhau cái hay cái đẹp đó như là bảo vật của quốc gia.

Tết Nguyên Đán là một ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam. Tết bắt đầu cho việc khởi đầu một năm mới với những điều tốt đẹp nhất, hi vọng một năm mới an lành, may mắn, thành công.

Tết Nguyên Đán cũng chính là việc mọi người trở về nhà sum họp, hỏi thăm nhau sau một năm dài xa nhà. Đây là một ngày lễ rất quan trọng với người Việt, bởi vậy trong ngày Tết cổ truyền này có những phong tục tập quán đã được lưu truyền từ xa xưa cho đến tận bây giờ và dần trở thành nét đẹp trong văn hóa ngày Tết, những phong tục này cũng chính là thay cho lời chúc một năm mới may mắn, bình an.

Chính vì lẽ đó, Tết được mệnh danh là Tết Cổ Truyền Dân Tộc và Tết cũng là lễ hội quan trọng nhất trong năm, được đại đa số người Việt ngày nay vẫn còn quan tâm và giữ gìn các phong tục tập quán hay đẹp từ ngàn xưa một cách cơ bản là điều đáng trân trọng!

Trước tết chúng ta thường có những phong tục từ xa xưa để trả lễ cho các vị thần bảo vệ nhà cửa, cũng như dọn dẹp để xui đuổi các vận xuit trong năm cũ, mua các vật dụng mới,… dưới đây là một số các thứ cần làm để có một năm mới nhiều may mắn và bình an cho mọi người

Cúng ông Công, ông Táo:

Theo truyền thống của người Việt Nam ta, cứ vào ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong gia đình nhà chủ với Ngọc Hoàng. Vào ngày này, mọi người thường dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, làm một mâm cơm cúng ông Công ông Táo để tiễn về chầu trời, đặc biệt trong nghi lễ này không thể thiếu mũ, áo mã bằng giấy và một hoặc ba con cá chép vàng được thả trong một chậu nước để ông Táo cưỡi về trời.

Theo truyền thống của người Việt Nam ta, cứ vào ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong gia đình nhà chủ với Ngọc Hoàng. Vào ngày này, mọi người thường dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, làm một mâm cơm cúng ông Công ông Táo để tiễn về chầu trời, đặc biệt trong nghi lễ này không thể thiếu mũ, áo mã bằng giấy và một hoặc ba con cá chép vàng được thả trong một chậu nước để ông Táo cưỡi về trời.
Mâm cúng ông Táo

Ông Táo cũng chính là người đại diện cho sự ấm no hạnh phúc của một gia đình, gia đình ấy có sung túc, hạnh phúc, no ấm hay không là phụ thuộc vào bữa cơm gia đình.

Bởi vậy việc cúng ông Công ông Táo trong ngày Tết cũng chính là hình ảnh biểu tượng cho sự êm ấm, hạnh phúc của một gia đình, mong muốn sang năm mới sẽ ngày càng hòa thuận, hạnh phúc hơn. Sau nghi lễ tế ông Công ông Táo về trời cá chép được mang đi phóng sinh, cũng có gia đình không dùng cá chép thật, họ sử dụng cá chép bằng giấy sau đó hóa cùng mũ áo.

Đi thăm mộ tổ tiên

Bắt đầu từ ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp hàng năm, con cháu trong gia đình đi thăm và quét dọn mồ mả tổ tiên, họ thường mang hương, hoa quả đến cúng và mời vong linh tổ tiên về nhà ăn Tết với con cháu. Đây là một phong tục phổ biến của tất cả người Việt, thể hiện lòng hiếu đạo, sự thành kính đối với đấng sinh thành và những người đã mất, cũng chính là truyền thống uống nước nhớ nguồn, đạo lý của dân tộc Việt Nam.

Dọn nhà

Vào những ngày giáp Tết người Việt Nam thường có thói quen dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, vứt bỏ những thứ đồ cũ không dùng đến trong năm cũ, sắm sửa những cái mới với ý nghĩa mong một năm mới tất cả những điều không tốt của năm cũ đều được xóa bỏ, đón chào những cái mới, cái may mắn trong một năm sắp đến.

Vào những ngày giáp Tết người Việt Nam thường có thói quen dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, vứt bỏ những thứ đồ cũ không dùng đến trong năm cũ, sắm sửa những cái mới với ý nghĩa mong một năm mới tất cả những điều không tốt của năm cũ đều được xóa bỏ, đón chào những cái mới, cái may mắn trong một năm sắp đến.
Dọn nhà để bỏ những điều xui xẻo ở năm cũ

Gói bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng, bánh tét là một phần không thể thiếu trong nét đẹp văn hóa của người Việt, hàng năm cứ vào ngày Tết khoảng từ ngày 27, 28, 29 Tết mọi gia đình lại ngồi quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng bánh tét.

Ở miền Nam thì có bánh tét, bánh có hình trụ, miền Bắc thì có bánh chưng hình vuông, tuy hình dáng có khác nhau nhưng nguyên liệu thì hoàn toàn giống nhau, lúa gạo là nguyên liệu chính của bánh, bánh tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước lâu đời của người Việt.

Để bánh vuông và đẹp hơn, bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc khung hình vuông để làm khuôn. Xếp lạt thành hình chữ nhật rồi đặt khuôn lên trên. Xếp lá dong đã gấp vuông vức thành các cạnh hình chữ nhật trong khuôn. Khi xếp lá dong nên để các mặt xanh đậm của lá vào bên trong và mặt xanh nhạt hơn ra bên ngoài để mặt đậm của lá tiếp xúc với gạo sẽ làm cho bánh có màu xanh đẹp mắt hơn. Lấy chén múc khoảng 200g gạo nếp cho vào khuôn, ấn và dàn đều để gạo điền đầy khắp đáy khuôn. Tiếp tục rải đều 100g đậu xanh lên trên gạo, đặt 1 miếng thịt lên trên rồi lại rải thêm 100g đậu xanh lên cho phủ kín thịt (không nên rải đậu xanh hết đến cạnh khuôn mà nên chừa lại khoảng 1,5 cm).
Cách gói bánh chưng với khuôn có sẵn

Truyền thống này có từ thời vua Hùng và cho đến nay là điều không thể thay đổi được trong nét đẹp văn hóa những ngày Tết, gia đình nào cũng phải gói cho mình vài chục chiếc bánh để thờ cúng tổ tiên, tặng bạn bè, người thân hay ăn vào dịp Tết. Lúc gói bánh chưng chính là lúc nhớ về nguồn cội của mình, mọi người có thêm thời gian quây quần bên nhau, kể chuyện về một năm cũ đã qua và hy vọng về một năm mới vuông vức tràn đầy, những chiếc bánh bánh tét càng tròn, bánh chưng càng vuông thì năm mới càng đầy đủ, sung túc, thành công.

Chơi hoa dịp Tết

Hoa là thứ đồ không thể thiếu trong mỗi gia đình vào những ngày Tết, nó tượng trưng cho sự may mắn ngày Tết, hoa nở càng đẹp, càng thơm thì ngày Tết càng tràn đầy.

Ở miền Bắc, người ta thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào, cây quất để trang trí trong nhà bởi hoa đào màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn còn cây quất càng nhiều quả thì chứng tỏ gia đình ấy càng nhận được nhiều lộc trong năm mới.

Hoa là thứ đồ không thể thiếu trong mỗi gia đình vào những ngày Tết, nó tượng trưng cho sự may mắn ngày Tết, hoa nở càng đẹp, càng thơm thì ngày Tết càng tràn đầy. Ở miền Bắc, người ta thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào, cây quất để trang trí trong nhà bởi hoa đào màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn còn cây quất càng nhiều quả thì chứng tỏ gia đình ấy càng nhận được nhiều lộc trong năm mới. Ở miền Trung và miền Nam lại sử dụng cành mai vàng bởi theo quan niệm của họ, mai vàng tượng trưng cho sự cao sang của vua chúa thời phong kiến, là biểu tượng cho sự phát triển thăng tiến. Tuy mỗi miền một màu sắc, một sắc hoa khác biệt nhưng nó đều tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng cho gia đình.
Người dân đang chuẩn bị hoa cho ngày Tết

Ở miền Trung và miền Nam lại sử dụng cành mai vàng bởi theo quan niệm của họ, mai vàng tượng trưng cho sự cao sang của vua chúa thời phong kiến, là biểu tượng cho sự phát triển thăng tiến. Tuy mỗi miền một màu sắc, một sắc hoa khác biệt nhưng nó đều tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng cho gia đình.

Dựng cây nêu

Tương truyền, hàng năm cứ đến năm mới ma quỷ lại đến phá đám, bởi vậy để xua đuổi tà ma và những điều không may mắn, ở mỗi nơi đều dựng cây nêu để báo hiệu rằng nơi đây đã có chủ, ma quỷ không được tới quấy nhiễu.

Tương truyền, hàng năm cứ đến năm mới ma quỷ lại đến phá đám, bởi vậy để xua đuổi tà ma và những điều không may mắn, ở mỗi nơi đều dựng cây nêu để báo hiệu rằng nơi đây đã có chủ, ma quỷ không được tới quấy nhiễu. Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5 đến 6 mét, ở ngọn cây thường treo nhiều thứ bằng giấy vàng bạc, bùa trừ tà, bầu rượu bện thêm bằng rơm, cạnh đó có treo một cái đèn lồng đèn nhỏ, vừa mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, những điều không may mắn, vừa mang ý nghĩa soi đèn để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Cây nêu được dựng từ ngày 23 tháng Chạp đến hết ngày mùng 7 tháng Giêng thì được hạ xuống
Cây nêu được trang trí trước cửa nhà

Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5 đến 6 mét, ở ngọn cây thường treo nhiều thứ bằng giấy vàng bạc, bùa trừ tà, bầu rượu bện thêm bằng rơm, cạnh đó có treo một cái đèn lồng đèn nhỏ, vừa mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, những điều không may mắn, vừa mang ý nghĩa soi đèn để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Cây nêu được dựng từ ngày 23 tháng Chạp đến hết ngày mùng 7 tháng Giêng thì được hạ xuống

Chợ Tết

Không giống với những phiên chợ ngày thường, chợ Tết bao giờ cũng đông vui, nhộn nhịp hơn hẳn, mọi người đi chợ Tết không chỉ để mua sắm những đồ dùng thiết yếu trong ngày Tết mà còn để gặp mặt nhau trò chuyện, tận hưởng cái không khí ngày giáp Tết.

Không giống với những phiên chợ ngày thường, chợ Tết bao giờ cũng đông vui, nhộn nhịp hơn hẳn, mọi người đi chợ Tết không chỉ để mua sắm những đồ dùng thiết yếu trong ngày Tết mà còn để gặp mặt nhau trò chuyện, tận hưởng cái không khí ngày giáp Tết. Chợ Tết thường được diễn ra trên một bãi đất rộng, ở đó có bán đủ các thức đồ cần thiết, người lớn thì sắm đồ Tết, trẻ con cũng lẽo đẽo theo sau để được bà, được mẹ mua cho bộ quần áo mới, ai nấy đều tay cầm giỏ nặng trĩu.
Các vật dụng treo trên cây mai, cây đào ngày Tết

Chợ Tết thường được diễn ra trên một bãi đất rộng, ở đó có bán đủ các thức đồ cần thiết, người lớn thì sắm đồ Tết, trẻ con cũng lẽo đẽo theo sau để được bà, được mẹ mua cho bộ quần áo mới, ai nấy đều tay cầm giỏ nặng trĩu.

Bày mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả là thứ đồ không thể thiếu được trên bàn thờ tổ tiên trong những ngày Tết của người Việt, tùy vào từng vùng miền mà có những loại quả khác nhau với những nét đặc trưng khác nhau, nhưng trên bàn thờ tổ tiên lúc nào cũng phải đầy đủ ngũ quả với mong muốn cầu một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, an khang, phú quý, mong sao một năm mới sẽ đầy đủ, sung túc hơn.

Mâm ngũ quả là thứ đồ không thể thiếu được trên bàn thờ tổ tiên trong những ngày Tết của người Việt, tùy vào từng vùng miền mà có những loại quả khác nhau với những nét đặc trưng khác nhau, nhưng trên bàn thờ tổ tiên lúc nào cũng phải đầy đủ ngũ quả với mong muốn cầu một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, an khang, phú quý, mong sao một năm mới sẽ đầy đủ, sung túc hơn.
Mâm ngũ quả trong ngày Tết

Làm lễ cúng tổ tiên

Theo phong tục của người Việt Nam, trong mỗi gia đình đều có một bàn thờ tổ tiên, ông bà, tùy vào từng gia đình mà có cách trang trí và sắp đặt khác nhau. Cứ đến cuối năm, mỗi gia đình đều lau dọn bàn thờ để chuẩn bị đón Tết, sau đó đến chiều 30 tháng Chạp, thức ăn và trái cây được xếp lên bàn thờ dâng lên ông bà tổ tiên để mong ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng với gia đình.

Đây cũng chính là việc làm thể hiện giá trị nhân văn, đạo đức, lối sống của người Việt, nhắc nhở con cháu phải biết giữ gìn đạo lý của gia đình, lối sống uống nước nhớ nguồn, không được quên nguồn gốc tổ tiên.

Đón giao thừa

Đây là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là thời khắc thiêng liêng đất trời giao hòa. Đón giao thừa được diễn ra vào thời khắc cuối cùng của năm cũ, bởi vậy hoạt động còn mang ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ, đến đón những điều tốt đẹp của năm mới. Lễ cúng giao thừa phải được thực hiện ở ngoài trời.

Hái lộc

Vào đúng thời khắc đêm giao thừa hoặc vào sáng sớm hôm sau, người Việt thường có thói quen đi hái lộc đầu năm với mong muốn mang rước lộc về nhà để đón một năm mới thật nhiều may mắn.

Vào đúng thời khắc đêm giao thừa hoặc vào sáng sớm hôm sau, người Việt thường có thói quen đi hái lộc đầu năm với mong muốn mang rước lộc về nhà để đón một năm mới thật nhiều may mắn.
Hái lộc là cách lấy vận may ngày đầu năm

Xông đất đầu năm

Thời khắc giao thừa kết thúc, bước sang một năm mới, gia chủ thường chọn người bước vào nhà mình đầu tiên để xông đất, đó phải là những người hợp tuổi với gia chủ, hiền lành, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt với mong muốn một năm mới mọi điều đều thuận lợi, tốt đẹp.

Xuất hành

Vào ngày mùng 1 tháng Giêng, mọi người thường chọn hướng, chọn giờ và các phương tiện để ra khỏi nhà với mong muốn khi bước sang một năm mới tất cả đều thuận lợi, cả năm gặp điều tốt lành, không gặp điều xấu, điều không tốt.

Chúc Tết và lì xì đầu năm

Nét văn hóa này có từ thời xa xưa, chúc Tết không chỉ là truyền thống mà còn là một nét đẹp văn hóa trong ngày Tết, vào ngày mùng 1 tháng Giêng đầu năm mọi người trong gia đình thường cùng nhau đi chúc Tết bên nhà nội ngoại, mang theo quà cáp để mừng cho gia chủ.

Nét văn hóa này có từ thời xa xưa, chúc Tết không chỉ là truyền thống mà còn là một nét đẹp văn hóa trong ngày Tết, vào ngày mùng 1 tháng Giêng đầu năm mọi người trong gia đình thường cùng nhau đi chúc Tết bên nhà nội ngoại, mang theo quà cáp để mừng cho gia chủ. Con cháu thì chúc thọ ông bà và người lớn tuổi sang năm mới sức khỏe dồi dào, may mắn, bình an sau đó được người lớn chúc lại kèm theo một phong bao lì xì nhỏ màu đỏ, có hình chữ nhật, bên trong đựng những đồng tiền mới với ý nghĩa chúc cho con cháu nhận được sẽ ngày càng được đạt được nhiều may mắn, thành công. Tiền trong bao lì xì không quan trọng ít hay nhiều mà nó ở ý nghĩa và nét văn hóa ấy, nó tượng trưng cho tài lộc, cho sự may mắn của cả người cho lẫn người nhận.
Ông bà cha mẹ lì xì cho con cái lấy lộc

Con cháu thì chúc thọ ông bà và người lớn tuổi sang năm mới sức khỏe dồi dào, may mắn, bình an sau đó được người lớn chúc lại kèm theo một phong bao lì xì nhỏ màu đỏ, có hình chữ nhật, bên trong đựng những đồng tiền mới với ý nghĩa chúc cho con cháu nhận được sẽ ngày càng được đạt được nhiều may mắn, thành công.

Tiền trong bao lì xì không quan trọng ít hay nhiều mà nó ở ý nghĩa và nét văn hóa ấy, nó tượng trưng cho tài lộc, cho sự may mắn của cả người cho lẫn người nhận.

Đi lễ chùa đầu năm

Đi lễ chùa đầu năm được coi là một trong những nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt Nam, đầu năm mọi người thường đi chùa với mong muốn cầu cho một năm mới may mắn, hạnh phúc, đồng thời đó còn là việc làm để tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với Đức Phật, tổ tiên.

Đi lễ chùa đầu năm còn là việc khiến bản thân mình trở nên thanh tịnh hơn, gột rửa những điều cũ, bắt đầu cho một năm mới với những điều may mắn, tốt đẹp.

Xin chữ đầu năm

Cứ vào dịp xuân đầu xuân năm mới mọi người lại rủ nhau đi xin chữ đầu xuân về treo trong nhà với mong muốn cầu cho những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với gia đình, người thân của mình. Từng nét chữ hiện ra, may mắn càng đong đầy hơn, cả người cho chữ và người xin chữ đều nhận được lộc đầu năm, mỗi người xin một chữ khác nhau với những mong muốn khác nhau nhưng tất cả đều mong một năm mới vạn điều mới, mọi sự tốt lành, gia đình con cái hòa thuận, êm ấm, đạt được những thành công trong cuộc sống.

Cứ vào dịp xuân đầu xuân năm mới mọi người lại rủ nhau đi xin chữ đầu xuân về treo trong nhà với mong muốn cầu cho những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với gia đình, người thân của mình. Từng nét chữ hiện ra, may mắn càng đong đầy hơn, cả người cho chữ và người xin chữ đều nhận được lộc đầu năm, mỗi người xin một chữ khác nhau với những mong muốn khác nhau nhưng tất cả đều mong một năm mới vạn điều mới, mọi sự tốt lành, gia đình con cái hòa thuận, êm ấm, đạt được những thành công trong cuộc sống. Ngày nay, việc xin chữ ngày càng phổ biến, nó đã trở thành một nét đẹp trong truyền thống văn hóa người Việt cứ mỗi độ Tết đến xuân về. Chữ nghĩa thường mang giá trị ý nghĩa hơn những lời nói sáo rỗng, để lại bài học giáo dục sâu sắc hơn. Tết là mở đầu của một năm mới, bởi vậy ai cũng mong mình sẽ đạt được những điều may mắn trong năm tới, do đó có những phong tục ngày Tết dường như đã ăn sâu bám rễ trong đời sống người Việt, trở thành một phần không thể thiếu, thành một thói quen trong văn hóa của người Việt, nó cũng chính là truyền thống tốt đẹp mà mọi người cần trân trọng và làm theo

Ngày nay, việc xin chữ ngày càng phổ biến, nó đã trở thành một nét đẹp trong truyền thống văn hóa người Việt cứ mỗi độ Tết đến xuân về. Chữ nghĩa thường mang giá trị ý nghĩa hơn những lời nói sáo rỗng, để lại bài học giáo dục sâu sắc hơn.

Tết là mở đầu của một năm mới, bởi vậy ai cũng mong mình sẽ đạt được những điều may mắn trong năm tới, do đó có những phong tục ngày Tết dường như đã ăn sâu bám rễ trong đời sống người Việt, trở thành một phần không thể thiếu, thành một thói quen trong văn hóa của người Việt, nó cũng chính là truyền thống tốt đẹp mà mọi người cần trân trọng và làm theo

Năm mới sắp đến Máy đóng gói An Thành chúc mọi người năm mới bình an và hạnh phúc trong mọi việc!

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ AN THÀNH
Địa chỉ: Số 129 Đường Tây Lân, P. Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM
Email: anthanhsale01@gmail.com
Điện thoại: +84 0707689708
Hotline: +84 0707689708
Website: https://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/
Facebook: https://www.facebook.com/maydonggoianthanh
Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube

Thuộc chủ đề:Tin tức

Mùng 1 Tết nên làm gì để tránh vận rủi rước tài lộc và may mắn

1 Tháng Hai, 2021 by admin Để lại bình luận

Trong dân gian thường có câu ” Đầu xuôi đuôi lọt” nói về ngày đầu của tháng. Nay là mùng 1 Tết thì nên làm gì để tránh vận rủi rước tài lộc và may mắn. Nếu mọi việc trong ngày đầu tháng được thuận lợi thì cả tháng điều gặp may mắn. Để giúp bạn tăng vận may, đồng thời hóa giải vận xui không may mắn trong ngày đầu tháng. Ngày mùng 1 đầu tháng nên làm gì và kiêng làm gì để tăng may mắn, tài lộc. Mời các bạn cùng Máy đóng gói An Thành tham khảo bài viết dưới đây.

Ngày mùng 1 đầu năm nên làm gì để mọi việc đều trôi chảy?

Thắp hương, nhang cầu bình an và may mắn:

Vào ngày mùng 1 đầu tháng, bạn nên đi chùa thắp hương để cầu bình an, may mắn. Mong vận trình sự nghiệp lẫn tình duyên, sức khỏe được thuận lợi, hanh thông. Tuy nhiên để việc cầu nguyện thành hiện thật, bạn hãy thành tâm khấn bái và thắp hương theo số lẻ. Tuyệt đối không nên thắp hương số chẳn nhé.

Tắm với các loại hoa tươi:

Bạn hãy chọn 7 loại hoa với nhiều màu sắc khác nhau (trừ màu trắng) cho vào chậu nước ấm và sau đó dùng nước này để tắm. Làm điều này sẽ gột bỏ hết những xui xẻo và đón tài vận mới. Nê tắm trước giao thừa để bỏ vận xui ở năm cũ bước qua năm mới với tâm trạng tươi vui hơn

Bạn hãy chọn 7 loại hoa với nhiều màu sắc khác nhau (trừ màu trắng) cho vào chậu nước ấm và sau đó dùng nước này để tắm. Làm điều này sẽ gột bỏ hết những xui xẻo và đón tài vận mới. Nê tắm trước giao thừa để bỏ vận xui ở năm cũ bước qua năm mới với tâm trạng tươi vui hơn
Một trong những loại hoa để tắm

Nên mang theo những vật may mắn theo tuổi:

Nếu bạn mệnh Kim thì mang theo đất, mệnh Mộc mang theo muối, mệnh Thủy mang theo bạc, mệnh Hỏa mang theo gỗ và mệnh Thổ thì nên mang theo bao diêm hoặc bật lửa.

– Mệnh Mộc mang theo muối: Ngày mùng 1 đầu tháng, những người mệnh Mộc nên bỏ tí muối trắng bên người. Bởi muối trắng đại diện cho mệnh Kim, nó sẽ giúp bản mệnh thuận lợi trong mọi việc làm ăn, kinh doanh, hút tài vận may. Tốt nhất bạn hãy dùng giấy bạc gói một ít muối và cho vào ví. Đây được xem là lá bùa bình an và may mắn cho người mệnh Mộc.

– Mệnh Kim mang theo đất: Tuân theo quy luật tương sinh tương khắc trong ngũ hành, Thổ sinh Kim cho nên ngày mùng 1 âm lịch hàng tháng nên bỏ tí đất vào trong ví. Cách làm này sẽ giúp bạn hút thêm tài lộc, vận may. Mọi việc làm ăn trở nên thuận lợi và hanh thông hơn.

– Mệnh Thủy mang theo bạc: Để thu hút vận khí tốt lành cho người mệnh Thủy. Bạn nên sử dụng một số vật phẩm phong thủy tượng trưng, liên quan đến bạc. Chẳng hạn như bạn đeo trang sức bằng bạc,… Sử dụng bạc bên người sẽ giúp bạn gặp nhiều may mắn, tài lộc và bình an.

– Mệnh Hỏa mang theo gỗ: Theo ngũ hành tương sinh tương khắc thì Mộc sinh Hỏa. Trong đó gỗ tượng trưng cho Mộc, lửa tượng trưng cho Hỏa. Vì vậy nếu ngày mùng 1 đầu tháng bạn mang vật phẩm bằng gỗ bên mình sẽ mang lại nhiều may mắn. Chuyện làm ăn kinh doanh trở thuận lợi, phát tài phát đạt.

– Mệnh Thổ mang theo vật phẩm liên quan đến lửa như bật lửa hoặc bao diêm: Bởi vật phẩm này đại diện cho mệnh Hỏa, mà Hỏa sinh Thổ nên rất tốt cho việc cầu may mắn trong ngày mùng 1 đầu tháng. Vật phẩm liên quan đến Hỏa sẽ giúp bạn tăng vận khí, hút tài lộc và vận may trong vận trình sự nghiệp lẫn tình duyên, sức khỏe.

Ăn một số món ăn mang lại nhiều may mắn cho bạn:

Vào mùng 1 đầu tháng, bạn nên ăn những món ăn có màu đỏ như xôi gấc, dưa hấu, đu đủ, lựu,… vì theo quan niệm dân gian những món ăn có màu đỏ này sẽ mang lại nhiều điều may mắn và tài lộc vào ào ào trong tháng đó.

Vào mùng 1 đầu tháng, bạn nên ăn những món ăn có màu đỏ như xôi gấc, dưa hấu, đu đủ, lựu,... vì theo quan niệm dân gian những món ăn có màu đỏ này sẽ mang lại nhiều điều may mắn và tài lộc vào ào ào trong tháng đó.
Các món ăn đem lại may mắn cho bạn

Vậy mùng 1 thì nên kiêng gì thì tránh mất vận may?

Không nhắc đến những điều rủi ro, xui xẻo

Nếu mùng 1 bạn nói đến những điều xui xẻo được xem như là điềm gỡ, hoặc mùng 1 tránh làm những việc có thể mang đến xui xẻo cho cả tháng như bán hàng nợ, khách đổi trả hàng hóa.

Kiêng cho vay tiền đầu tháng

Đây là việc được nhiều người kiêng kỵ từ xa xưa, đặc biệt là những người làm nghề kinh doanh, buôn bán vì theo quan niệm cho rằng nếu mùng 1 cho vay tiền thì cả tháng đấy sẽ mất lộc, tài vận hao hụt.

Kiêng không cắt tóc

Theo quan niệm, nếu bạn cắt tóc vào mùng 1 đầu tháng thì cả tháng đấy sẽ mất tài lộc và dễ gặp xui xẻo.

Ngày mùng 1 âm lịch hàng tháng, bạn nên kiêng kỵ đi cắt tóc nhé. Bởi tóc là bộ phận nhạy cảm ảnh hưởng đến đường tài lộc, vận may của bản thân. Nếu bạn không kiêng cử điều này dễ vướng vào nhiều chuyện rắc rối. Mặc khác, việc cắt tóc đầu tháng còn khiến bạn hao tài, tốn của, bệnh tật. Chuyện làm ăn trở nên khó khăn, trắc trở.

Kiêng một số món ăn

Mùng 1 đầu tháng bạn nên kiêng cử sử dụng một số món ăn không may mắn như thịt chó, trứng vịt lộn,mực, … Bởi những món ăn này sẽ mang lại cho bạn rất nhiều chuyện rắc rối ảnh hưởng đến vận trình sự nghiệp, tình duyên. Nếu đầu tháng mà bạn không kiêng cử những món này thì cả tháng bạn điều gặp phải chuyện xui xẻo, không may mắn.

Mùng 1 đầu tháng bạn nên kiêng cử sử dụng một số món ăn không may mắn như thịt chó, trứng vịt lộn,… Bởi những món ăn này sẽ mang lại cho bạn rất nhiều chuyện rắc rối ảnh hưởng đến vận trình sự nghiệp, tình duyên. Nếu đầu tháng mà bạn không kiêng cử những món này thì cả tháng bạn điều gặp phải chuyện xui xẻo, không may mắn.
Một số món ăn không may mắn như thịt chó, trứng vịt lộn,mực,… tránh ăn ngày đầu năm

Kiêng làm vỡ ấm chén

Nếu mùng 1 bạn không may làm vỡ ấm, chén thì ngầm quan niệm rằng đó là một điềm gỡ xui xẻo cho cả tháng.

Những việc làm trong ngày mùng 1 Tết, bạn hãy hết sức cẩn thận để tránh xảy ra sự cố nhé! Chúc bạn luôn gặp nhiều may mắn và tài lộc đến ào ào trong năm mới này!

Kiêng mặc trang phục trắng và đen

Theo quan niệm của nhiều người, màu trắng và đen là hai màu tượng trưng cho sự chết chóc, tang tóc. Nếu mùng 1 âm lịch hàng tháng bạn mặc trang phục màu sắc này sẽ đem lại nhiều vận hạn không may mắn. Tốt nhất mùng 1 đầu tháng bạn nên chọn quần áo có màu rực rỡ như đỏ, vàng,.. nhằm mang lại sự tươi trẻ, may mắn cho cả tháng.

Kiêng nói bậy, chửi tục

Thường mùng 1 đầu tháng bạn hay đi chùa cầu bình an và may mắn. Khi vào những nơi linh thiêng này, bạn hãy kiêng cử nói lời bậy bạ, chửi tục,… Nếu bạn phạm vào điều này thì cả tháng bạn sẽ vướng vào thị phi, tai tiếng. Mọi việc trong tháng trở nên bất lợi, khó khăn.

Kiêng làm vỡ đồ dùng

Đây là một trong những điều bạn cần kiêng cử trong ngày mùng 1 đầu tháng. Nếu trong ngày đầu tháng mà bạn làm vỡ bát đĩa, ấm chén thì cả tháng bạn sẽ gặp nhiều chuyện xui xẻo đeo bám. Tình cảm trở nên bất lợi, gia đạo bất hòa

Qua bài viết bên trên, chắc bạn đã biết mùng 1 đầu tháng nên làm gì, kiêng gì để bình an và may mắn. Nếu ngày khởi đầu của tháng mới được thuận buồm xuôi gió thì tin chắc cả tháng bạn sẽ gặt hái nhiều thành công. Đây cũng là cách tốt nhất để bạn đề phòng và tránh né vận hạn xui xẻo, không may mắn ảnh hưởng đến vận trình sự nghiệp, tình cảm lẫn sức khỏe của bản thân. Máy đóng gói An Thành bạn luôn gặp nhiều may mắn, tài lộc trong tháng mới nhé

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ AN THÀNH
Địa chỉ: Số 129 Đường Tây Lân, P. Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM
Email: anthanhsale01@gmail.com
Điện thoại: +84 0707689708
Hotline: +84 0707689708
Website: https://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/
Facebook: https://www.facebook.com/maydonggoianthanh
Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube

Thuộc chủ đề:Tin tức

Bí quyết làm mứt tắc – mứt quất dẻo ngọt không bị đắng

1 Tháng Hai, 2021 by admin Để lại bình luận

Mứt tắc – mứt quất ngoài là món ăn ngày Tết còn có tác dụng trị ho rất hiệu quả. Trái tắc còn có rất nhiều công dụng như ép chung nước mía rất thơm, ăn chung với bánh tráng trộn, có thể làm nước uống như trà tắc thơm ngon,… Tắc rất dễ mua và rẻ tiền nên rất được ưa chuộng sử dụng. Ngày Tết, cây tắc được trang trí trong nhà thể hiện sự sung túc và ấm no của gia chủ

Mứt tắc với cách làm đơn giản và vệ sinh được đảm bảo tại nhà. Nếu bạn không nắm được quy trình sơ chế, sên mứt thì rất dễ dẫn đến tình trạng mứt tắc bị đắng. Chính vì vậy, để giúp bạn có được thành phẩm mứt tắc thơm ngon. Hãy cùng máy đóng gói An Thành dạo một vòng bàu viết dưới đây xem cách làm như thế nào nha

Cách làm mứt tắc đơn giản nhất dành cho người mới bắt đầu

Công thức làm mứt tắc đơn giản nhất này mình dành cho những bạn nào mới lần đầu làm mứt nhé, cách làm này rất đơn giản và dễ dàng thành công ngay từ lần đầu tiên. Để làm món mứt tắc này bạn cần chuẩn bị phần nguyên liệu, các dụng cụ làm mứt như nồi, chảo, dao… Chúng ta cùng bắt tay vào làm nhé.

Nguyên liệu

–    Quả tắc, quất: 1kg
–    Đường: 500g
–    Mật ong: 100g
–    Vôi tôi: 20g
–    Phèn chua: 1 muỗng
–    Muối: 1 muỗng

Lưu ý:   Để tránh trong quá trình sên mứt bị đắng thì nên chọn các trái tắc già có màu vàng để sau khi sên cho ra màu đẹp, không nên chọn trái non

Công thức làm mứt tắc đơn giản nhất này mình dành cho những bạn nào mới lần đầu làm mứt nhé, cách làm này rất đơn giản và dễ dàng thành công ngay từ lần đầu tiên. Để làm món mứt tắc này bạn cần chuẩn bị phần nguyên liệu, các dụng cụ làm mứt như nồi, chảo, dao… Chúng ta cùng bắt tay vào làm nhé.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị sên mứt

Các bước làm mứt tắc quất:

Chọn tắc làm mứt: Phần này mình chia sẻ chung cho các công thức làm mứt còn lại được hướng dẫn trong bài viết, bạn có thể dùng cho những cách làm mứt tắc khác nhé.

Để làm được món mứt ngon thì ngay từ khâu chuẩn bị nguyên liệu làm mứt bạn đã cần có sự chuẩn bị tốt, mứt tắc ngon đòi hỏi phần tắc làm mứt phải tươi ngon. Do vậy mình sẽ hướng dẫn cách chọn tắc ngon để làm mứt, bạn nên chọn những quả tắc đều, to đã già. Để mứt lên màu đẹp thì nên chọn những quả tắc có màu vàng đậm đẹp mắt.

Cách làm nước vôi trong làm mứt: Có nhiều công thức đòi hỏi cần có nước vôi trong để làm mứt khiến bạn thấy hoang mang vì không biết cách làm nước vôi trong. Để có nước vôi trong làm mứt bạn có thể làm bằng cách hòa tan vôi tôi (vôi sống) trong nước sạch, sau đó để trong vài tiếng (khoảng 10 tiếng hoặc qua đêm) để phần vôi lắng xuống. Phần nước trong phía trên sẽ được dùng để làm mứt. Tuy nhiên khi này bạn sẽ thấy một lớp váng phía trên mặt nước vôi, dùng khăn hoặc vải xô để lược bỏ phần váng đó đi nhé. Do nước vôi trong lắng mất khá nhiều thời gian nên phần này mình sẽ chuẩn bị sẵn từ tối hôm trước, lắng nước vôi trong trước mình có thể cho vào lọ thủy tinh để bảo quản sử dụng sau.

Nước vôi trong làm mứt có độc không là điều khiến rất nhiều người cảm thấy lo lắng, nhưng bạn có thể hiểu rằng công thức hóa học của vôi là Ca(OH)2, được sử dụng để xử lý nguồn nước trong sản xuất rượu và nước giải khát và được sử dụng trong cả quá trình xử lý tạo ra gelatin chiết xuất từ da động vật.

Nước vôi có công dụng làm cho sản phẩm có độ trong và rắn hơn khi làm bánh, mứt trái cây…. Nước vôi trong không ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên khi chế biến hoặc tiếp xúc lâu với nước vôi bạn nên sử dụng bao tay để tránh gây viêm loét da nhé.

Sau khi đã chuẩn bị được phần nước vôi trong và chọn được nguyên liệu chúng ta cùng bắt tay vào thực hiện công đoạn làm mứt tắc nhé.

Bước 1: Tắc sau khi chọn đem đi rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 20 phút cho thật sạch, rửa lại với nước một lần nữa rồi đỏ ra cho ráo nước.

Bước 2: Khứa tắc thành 4 hoặc 5 đường dọc theo thân trái tắc để tạo thành những hình cánh hoa cho đẹp mắt. Phần này bạn không nên khứa quá nông hoặc quá sâu nhé, khứa nông quá thì không thể tách được phần hạt trong quả, nếu khứa sâu quá sẽ làm tắc bị đứt ra và nát khi sên mứt.3.

Bước 3: Dùng tay ấn nhẹ hai đầu quả tắc để lược bỏ phần hạt trong tắc và làm chảy bớt phần nước trong quả. Những hạt còn sót lại bạn có thể dùng tăm để khêu ra, nếu còn hạt khi làm mứt tắc sẽ bị đắng nhé.

Bước 1: Tắc sau khi chọn đem đi rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 20 phút cho thật sạch, rửa lại với nước một lần nữa rồi đỏ ra cho ráo nước. Bước 2: Khứa tắc thành 4 hoặc 5 đường dọc theo thân trái tắc để tạo thành những hình cánh hoa cho đẹp mắt. Phần này bạn không nên khứa quá nông hoặc quá sâu nhé, khứa nông quá thì không thể tách được phần hạt trong quả, nếu khứa sâu quá sẽ làm tắc bị đứt ra và nát khi sên mứt.3. Bước 3: Dùng tay ấn nhẹ hai đầu quả tắc để lược bỏ phần hạt trong tắc và làm chảy bớt phần nước trong quả. Những hạt còn sót lại bạn có thể dùng tăm để khêu ra, nếu còn hạt khi làm mứt tắc sẽ bị đắng nhé.
Tắc được ngâm nước muối và tiến hành bỏ hạt

Bước 4: Sau khi đã sơ chế xong phần mứt tắc sẽ ngâm tắc trong phần nước vôi trong đã chuẩn bị trước. Ngâm tắc trong khoảng 4 tiếng, nhớ để tắc ngập trong nước vôi nhé, nếu không chúng sẽ bị thâm. Sau đó vớt tắc ra ngoài, rửa sạch lại với nước nhiều lần để loại bỏ mùi nồng và hôi của nước vôi còn bám trên tắc.

Bước 5: Bắt nồi lên bếp, cho phèn chua vào đun lên cho nước sôi khoảng 5 phút. Cho phần tắc vào trần qua nước sôi rồi vớt ra rửa sạch với nước lạnh một vài lần cho sạch. Công đoạn này để cho phần tắc loại bỏ hết được phần nước vôi và mùi còn vương lại.

Bước 6: Cho tắc vào ướp với đường và mật ong trong khoảng 30 – 60 phút cho phần đường tan hết ngấm vào tắc rồi đem tắc đi sên.

Bước 6: Cho tắc vào ướp với đường và mật ong trong khoảng 30 – 60 phút cho phần đường tan hết ngấm vào tắc rồi đem tắc đi sên.
Tắc được ướp với đường

Bước 7: Dùng nồi có đáy dày hoặc chảo dày để sên mứt dễ hơn. Đun sôi hỗn hợp với lửa vừa, để mứt không bị nát thì không nên dùng đũa mà khi làm chỉ nghiêng qua nghiêng lại chảo cho đến khi nước tắc cạn hết và chuyển sang màu vàng óng là được. Tắt bếp.

Bước 8: Khi lấy tắc ra khỏi nồi nên gắp từng miếng tắc riêng rồi hứng phần dưới bằng đĩa để phần nước đường không chảy xuống. Cho mứt tắc vào thực hiện sấy trong lò nướng hoặc hong khô ngoài trời cho khô và nguội hẳn thì mới cho vào hộp bảo quản.

Mứt tắc khi làm xong có màu vàng óng đẹp mắt, vị ngọt của đường, có một chút đắng nhẹ nhàng và vị chua chua thanh thanh.
Mứt tắc sau khi được sên

Mứt tắc khi làm xong có màu vàng óng đẹp mắt, vị ngọt của đường, có một chút đắng nhẹ nhàng và vị chua chua thanh thanh.


Cách làm mứt tắc không bị đắng mà không cần phèn chua:

Đối với cách làm ở trên thường khi hoàn thành thì mứt sẽ có một chút vị đắng đắng, nếu như bạn không thích vị đắng này có thể áp dụng theo công thức thứ hai. Ở công thức làm mứt tắc bạn có thể không cần dùng phèn chua để làm mứt nhưng vẫn đem lại thành quả là món mứt thơm ngon. Chúng ta cùng thử nghiệm cách làm mứt tắc này nhé.

Nguyên liệu

–    Quả tắc: 1 kg
–    Đường trắng: 800g
–    Nước vôi trong
–    Phèn chua: 5g
–    Muối

Cách làm:

Để tiết kiệm được nhiều thời gian làm mứt tắc bạn nên chuẩn bị phần nước vôi trong trước từ hôm trước để khi làm mứt không cần mất quá nhiều thời gian. Cách làm mứt tắc không quá khó tuy nhiên lại đòi hỏi bạn cần có sự kiên nhẫn về thời gian, do vậy để làm thành công các loại mứt nói chung bạn nên có khâu chuẩn bị tốt nhé.

Cách chọn được tắc tươi ngon để làm mứt mình đã chia sẻ ở trên. Do vậy phần này mình sẽ đi nhanh nhé. Sau công đoạn chọn tắc và ngâm tắc qua nước muối, bạn thực hiện tiếp công đoạn khứa tắc thành các múi và lấy hạy, ngâm tắc vào nước vôi trong. Tiếp theo các bước làm sau đây.

Bước 1: Phần tắc sau khi rửa sách nước vôi và để ráo thì bạn nên cân lại trọng lượng của chúng, theo đó bạn sẽ chia theo tỉ lệ: cứ 1kg tắc thì dùng 600g đường để mứt có vị ngọt vừa phải, nếu như muốn ăn ngọt hơn thì có thể linh hoạt thêm phần đường này nhé. Sau đó cho đường vào chảo, cho thêm một chút nước đun sôi lên cho khi thấy đường sôi thì không khuấy nữa, để lửa nhỏ, khi thấy đường kéo sợi thì cho tắc vào xào khoảng 2 – 3 phút.

Bước 1: Phần tắc sau khi rửa sách nước vôi và để ráo thì bạn nên cân lại trọng lượng của chúng, theo đó bạn sẽ chia theo tỉ lệ: cứ 1kg tắc thì dùng 600g đường để mứt có vị ngọt vừa phải, nếu như muốn ăn ngọt hơn thì có thể linh hoạt thêm phần đường này nhé. Sau đó cho đường vào chảo, cho thêm một chút nước đun sôi lên cho khi thấy đường sôi thì không khuấy nữa, để lửa nhỏ, khi thấy đường kéo sợi thì cho tắc vào xào khoảng 2 – 3 phút.
Đang trong quá trình sên mứt tắc

Bước 2: Khi cho tắc vào thì cho thêm 10 thìa nước cốt tắc, một chút muối tinh rồi đun trên bếp. Khi đun xong thì vớt phần tắc ra bát để riêng. Tiếp tục đun phần đường cho đến khi nhỏ giọt đường vào trong bát nước lạnh mà không tan đường thì cho tắc vào tiếp tục sên.

Bước 3: Thấy phần đường dẻo lại và bám vào tắc thì cho món mứt đã hoàn thành vào. Tắt bếp và đổ mứt ra để nguội. Phơi khoảng 2 nắng là mứt sẽ ngon hơn nhiều. Khi nứt đã khô và nguội hẳn mới cho vào lọ thủy tinh để bảo quản.

 Thấy phần đường dẻo lại và bám vào tắc thì cho món mứt đã hoàn thành vào. Tắt bếp và đổ mứt ra để nguội. Phơi khoảng 2 nắng là mứt sẽ ngon hơn nhiều. Khi nứt đã khô và nguội hẳn mới cho vào lọ thủy tinh để bảo quản. Vậy là đã hoàn thành xong món mứt tắc không bị đắng rồi nhé, mứt tắc ngon hơn thưởng thức cùng với trà nóng.
Bỏ mứt tắc vào hũ thủy tinh để tránh kiến và dùng được lâu hơn

Vậy là đã hoàn thành xong món mứt tắc không bị đắng rồi nhé, mứt tắc ngon hơn thưởng thức cùng với trà nóng.

Trên đây là hai cách làm mứt tắc đơn giản và ngon nhất dành cho những người mới bắt đầu, với hai công thức được hướng dẫn và chia sẻ chi tiết hi vọng bạn sẽ làm được những món mứt thơm ngon cho ngày tết thêm hương vị nhé

Sấy Mứt

Xếp tắc ra khay cho vào lò khoảng 60 độ C sấy trong thời gian 30 phút là đã sử dụng được rồi đấy!

Cách bảo quản mứt tắc: Cho mứt vào lọ thủy tinh để ở nơi thoáng mát thì sử dụng được trong khoảng 2 tuần hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh thì bảo quản được trong 3 tuần.

Cách làm mứt tắc uống cũng tương tự như cách làm mứt tắc dẻo như trên. Hoặc, bạn có thể sên cho đến khi đường kết tinh và bám chặt vào từng miếng tắc để tạo thành món mứt tắc khô cũng thơm ngon không kém.

Vôi có tác dụng là cho mứt cứng hơn, không bị nát, khử được mùi chua và vị đắng của vỏ

Nếu bạn không muốn làm với vôi thì bạn có thể sử dụng đường phèn. Trong quá trình sên với đường, bạn bỏ thêm đường phèn vào sên cùng mứt sẽ không đắng dù ta không dùng vôi

Với 4 bước làm đơn giản như hướng dẫn trên là bạn đã có ngay món mứt tắc dẻo thơm, góp phần mang không khí Tết đến gần hơn với gia đình. Ngoài ra, công thức này cũng rất hữu ích cho những bạn muốn kinh doanh mứt trong dịp Tết. Chúc các bạn thành công!

Nếu sau khi làm xong, bạn có thể biếu tặng người thân hoặc bạn bè. Có thể cho vào hũ thủy tinh hoặc bảo quản sản phẩm trong túi chân không để gửi tặng mà không lo bị vỡ hay hưu hỏng trong quá trình vận chuyển

#maydonggoichankhong #maydonggoianthanh

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ AN THÀNH
Địa chỉ: Số 129 Đường Tây Lân, P. Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM
Email: anthanhsale01@gmail.com
Điện thoại: +84 0707689708
Hotline: +84 0707689708
Website: https://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/
Facebook: https://www.facebook.com/maydonggoianthanh
Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube

Thuộc chủ đề:Tin tức

Bò khô nguyên miếng – Cay cay thơm ngon đậm vị

29 Tháng Một, 2021 by admin Để lại bình luận

Ai cũng biết món khô bò là món ăn vặt ngon không thể cưỡng đối với trẻ con và người lớn. Đa số, thực phẩm này đều là được mua ngoài tiệm ít được chế biến tại nhà nên chất lượng chưa được đảm bảo vệ sinh. Chỉ cần xé miếng bò khô dai dai, thêm chút nước cốt chanh là bạn đã có thể thưởng thức đầy đủ hương vị vừa cay vừa ngọt của món ăn vặt này.

Món bò khô không chỉ hấp dẫn, lạ miệng mà nó còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng rất ít người biết đến. Vậy còn chần chừ gì nữa, hãy cùng máy đóng gói An Thành bắt tay ngay vào làm món bò khô ngon bất bại sau đây.

Cách làm khô bò tại nhà thơm ngon:

Ai đã từng thử món khô bò đều có thể ghiền bởi vị cay ngọt, dai dai của miếng thịt sau khi được tẩm ướp và sấy khô.
Chuẩn bị: 15 phút
Thời gian nấu trong: 1 giờ
Thời gian ướp thịt: 8 giờ
Bữa ăn: Snack
Đặc sản: Việt Nam
Khẩu phần: 5 người
Calories: 249kcal

Nguyên Liệu:

1 kg thịt bò có thể chọn thịt phần thịt thăn hoặc thịt mông
1/2 gói ngũ vị hương
4 thìa cà phê dầu hào
1/2 gói gia vị bò kho
6 thìa cà phê mật mía
2.5 thìa cà phê nước mắm
2 thìa ớt bột Hàn Quốc
2 quả ớt tươi
2 thìa cà phê sa tế
5 củ sả
1 củ gừng
5 tép tỏi

 

3

 

Ai cũng biết món khô bò là món ăn vặt ngon không thể cưỡng đối với trẻ con và người lớn. Đa số, thực phẩm này đều là được mua ngoài tiệm ít được chế biến tại nhà nên chất lượng chưa được đảm bảo vệ sinh. Chỉ cần xé miếng bò khô dai dai, thêm chút nước cốt chanh là bạn đã có thể thưởng thức đầy đủ hương vị vừa cay vừa ngọt của món ăn vặt này.
Nguyên liệu chuẩn bị làm khô bò

Hướng dẫn cách làm khô bò miếng:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:

Thịt bò rửa sạch, lấy khăn thấm thật khô, thái miếng to bản,dày khoảng 0,5 – 0,7 cm.
Băm nhỏ sả, gừng, tỏi, ớt tươi.

Bước 2: Ướp thịt làm khô bò:

Trộn các nguyên liệu của phần gia vị ướp vào một bát, trộn đều.
Cho thịt bò vào bát gia vị ướp, bóp đều tay để hỗn hợp ngấm vào thịt dễ hơn.
Ướp thịt trong khoảng 8-12 tiếng trong ngăn mát tủ lạnh, thỉnh thoảng bỏ ra đảo để cho gia vị ngấm đều miếng thịt.

Bước 3: Đun thịt bò khô

Sau khi ướp đủ thời gian, cho thịt lên bếp đun sôi, hạ nhỏ lửa đun liu riu để thịt bò tiết ra nước tầm 10 – 15 phút.
Đun đến khi gần cạn nước thì nêm nếm lại gia vị. Nên nêm gia vị nhạt một chút để lúc gia vị cạn ngấm vào thịt là vừa.
Khi nồi thịt cạn nước, hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp chờ nguội thịt. Thịt nguội thì dùng thớt và vật dụng để lăn hoặc dằm nhẹ từng miếng thịt bò trên thớt cho thịt mềm ra.

Bước 4: Sấy thịt bò khô

Cho thịt bò vào lò nướng đã làm nóng trước để nướng trongkhoảng từ 40-50 phút. Trong khi nướng, cứ 10 phút lại bỏ ra lật miếng thịt bòcho chín đều.

Cách làm khô bò chi tiết

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Để khử mùi hôi của thịt bò, khi mua về bạn dùng 2 muỗng canh giấm và 1 ít muối chà xát lên miếng thịt bò 5 – 7 phút rồi xả lại 2 – 3 lần bằng nước sạch, để ráo.

Sau khi thịt đã ráo, bạn thái thịt bò thành những miếng to bản, dày khoảng 0.5cm và nhớ là cắt dọc thớ để có thể đảm bảo độ dai ngon và thêm phần đẹp mắt cho miếng thịt.

Để khử mùi hôi của thịt bò, khi mua về bạn dùng 2 muỗng canh giấm và 1 ít muối chà xát lên miếng thịt bò 5 - 7 phút rồi xả lại 2 - 3 lần bằng nước sạch, để ráo. Sau khi thịt đã ráo, bạn thái thịt bò thành những miếng to bản, dày khoảng 0.5cm và nhớ là cắt dọc thớ để có thể đảm bảo độ dai ngon và thêm phần đẹp mắt cho miếng thịt.
Sau khi rửa và để ráo, tiến hành cắt lát

Sả rửa sạch, bỏ đầu, đuôi, băm nhỏ. Hành tím, tỏi bóc bỏ vỏ, băm nhuyễn. Gừng cạo vỏ, băm nhuyễn.

Cách sơ chế thịt bò bớt hôi:

Cách 1: Ngâm thịt bò ngập trong rượu trắng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Cách 2: Cho thịt bò vào nồi nước, đun nóng khoảng 3 – 5 phút sau đó lấy ra rửa lại thịt sẽ bớt hôi. Bạn lưu ý chỉ đun nóng khoảng 50 độ C chứ không phải đun sôi.
Cách 3: Dùng chanh hoặc giấm chà xát lên miếng thịt bò 5 – 7 phút rồi xả lại bằng nước sạch.
Cách 4: Nướng 1 củ gừng sau đó giã nát, chà xát lên miếng thịt bò rồi rửa lại cho sạch.

Bước 2: Ướp thịt làm khô bò

Ướp thịt bò với hành tím, tỏi, sả, gừng, 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh dầu ăn.

Thêm 1 muỗng cà phê ngũ vị hương, 1 muỗng cà phê bột nghệ, 1 muỗng cà phê bột điều, 1 muỗng cà phê bột cà ri, 2 muỗng canh ớt bột, 2 muỗng canh dầu hào.

Sau đó, bạn sử dụng găng tay để trộn đều hỗn hợp lên, cho thịt bò vào ướp với các gia vị. Bạn nhớ bóp đều tay để gia vị được ngấm vào thịt dễ hơn.

Ướp thịt bò với hành tím, tỏi, sả, gừng, 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh dầu ăn. Thêm 1 muỗng cà phê ngũ vị hương, 1 muỗng cà phê bột nghệ, 1 muỗng cà phê bột điều, 1 muỗng cà phê bột cà ri, 2 muỗng canh ớt bột, 2 muỗng canh dầu hào. Sau đó, bạn sử dụng găng tay để trộn đều hỗn hợp lên, cho thịt bò vào ướp với các gia vị. Bạn nhớ bóp đều tay để gia vị được ngấm vào thịt dễ hơn. Sau khi tẩm ướp xong thịt bò, bạn bọc kín bát tô lại bằng màng bọc thực phẩm rồi để vào ngăn mát tủ lạnh. Thỉnh thoảng bạn lấy ra đảo để cho gia vị ngấm đều miếng thịt. Để ướp thịt ngon và chuẩn nhất là bạn nên ướp trong khoảng 8 - 12 tiếng hoặc ướp qua đêm.
Cho các nguyên liệu vào và trộn đều

Sau khi tẩm ướp xong thịt bò, bạn bọc kín bát tô lại bằng màng bọc thực phẩm rồi để vào ngăn mát tủ lạnh. Thỉnh thoảng bạn lấy ra đảo để cho gia vị ngấm đều miếng thịt. Để ướp thịt ngon và chuẩn nhất là bạn nên ướp trong khoảng 8 – 12 tiếng hoặc ướp qua đêm.

Bước 3: Nấu thịt bò khô

Sau khi ướp xong, bạn gạt hết tỏi thái miếng ra rồi cho vào nồi nấu lửa liu riu để thịt bò tiết hết nước. Nhưng bạn chú ý giữ lại phần tỏi này nhé, chúng mình cần nó ở bước sấy khô thịt bò. Trong quá trình đun, thỉnh thoảng bạn mở vung ra đảo thịt bò.

Bạn nấu thịt trong khoảng 15 – 20 phút đến khi gần cạn nước thì mở vung và nêm nếm lại gia vị cho hợp khẩu vị. Bạn nên nêm gia vị nhạt một chút so với khẩu vị của bạn để khi gia vị ngấm vào thịt là vừa.

Khi nước đun thịt gần cạn thì bạn bật lửa to lên và đảo đều tay liên tục.

Khi nồi thịt cạn nước, hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp chờ nguội thịt. Sau khi thịt nguội, bạn dùng thớt và vật dụng để lăn hoặc dằm nhẹ từng miếng thịt bò trên thớt cho thịt mềm ra.

Trong lúc chờ thịt nguội, bạn bật lò nướng để nhiệt độ từ 100 – 120 °C trong vòng 15 phút.

Bước 4: Cách Làm Khô Bò – Sấy Thịt

Tiếp đến, bạn trải thịt bò lên vỉ, cho tỏi thái lát đã gạt ra ở bước ướp trên lên khay nướng.

Tiến hành sấy thịt trong khoảng từ 40 – 50 phút. Nếu bạn thích ăn ẩm một chút thì chỉ để tầm 30 – 40 phút là vừa. Bạn nhớ là cứ 10 phút bạn lại bỏ ra lật miếng thịt bò cho thị được chín đều hơn nhé.

Bạn có thể kiểm tra độ khô của miếng thị bằng cách xé thử một miếng theo dọc thớ thịt. Ai thích ăn khô thì có thể nướng lâu hơn. Riêng tỏi để có độ thơm, giòn thì cần nướng lâu hơn thịt khoảng 5 phút.

Tiếp đến, bạn trải thịt bò lên vỉ, cho tỏi thái lát đã gạt ra ở bước ướp trên lên khay nướng. Tiến hành sấy thịt trong khoảng từ 40 - 50 phút. Nếu bạn thích ăn ẩm một chút thì chỉ để tầm 30 - 40 phút là vừa. Bạn nhớ là cứ 10 phút bạn lại bỏ ra lật miếng thịt bò cho thị được chín đều hơn nhé. Bạn có thể kiểm tra độ khô của miếng thị bằng cách xé thử một miếng theo dọc thớ thịt. Ai thích ăn khô thì có thể nướng lâu hơn. Riêng tỏi để có độ thơm, giòn thì cần nướng lâu hơn thịt khoảng 5 phút.
Bò đang được nướng trong lò

Và đây là thành phẩm cuối cùng, miếng thịt bò khô thấm đẫm gia vị, thơm nức mũi. Đảm bảo sẽ khiến bạn quên ngay mùi vị hương liệu nhân tạo trong các loại bò khô đóng gói mà bạn hay ăn đấy!

Món bò khô bạn tự làm vừa giữ được mùi vị của thịt bò mà không có quá nhiều mùi hương liệu như bò khô mua sẵn. Thịt bò tự làm có mùi thơm tự nhiên như mùi thịt nướng, ăn cực kì thơm ngon.

Ngoài là đồ ăn vặt, bạn còn có thể sử dụng bò khô để làm một số món ngon khác như nộm bò khô với đu đủ, nộm bò khô với xoài, bánh tráng trộn, bánh tráng nướng…

Và đây cũng là món ăn không thể thiếu trong các buổi nhậu, tụ tập đông người vì nó được rất nhiều người yêu thích. Mách nhỏ là nàng nào làm thành công công thức khô bò này thì khỏi lo chồng ra ngoài nhậu nữa nhé

Công Thức Khô Bò – Vài Lưu Ý:

Dưới đây là một vài lưu ý nhỏ giúp bạn có món bò khô ngon, đẹp mắt và thưởng thức được lâu hơn:

  • Khi lựa chọn thịt bò để làm bò khô nên mua phần thịt mông là đúng kiểu nhất, hoặc có thể chọn phần bắp bò. Phần thịt này sẽ giúp bò khô sau khi làm được ngon đúng vị và đẹp mắt hơn. Ngoài ra, phần thịt ở hai bộ phận này cũng dễ thái bản để ướp và làm hơn.
  • Và các bạn cũng chú ý chọn thịt bò tươi ngon như chúng mình đã chỉ mẹo trong bài Cách nấu bò kho nhé.
  • Bạn nên nhớ là thịt bò sau khi được sấy hay nướng khô sẽ ngấm gia vị và mặn hơn nên khi ướp và nêm gia vị. Do đó bạn nên cho nhạt hơn một chút so với khẩu vị bình thường của mình nhé!
Khi lựa chọn thịt bò để làm bò khô nên mua phần thịt mông là đúng kiểu nhất, hoặc có thể chọn phần bắp bò. Phần thịt này sẽ giúp bò khô sau khi làm được ngon đúng vị và đẹp mắt hơn. Ngoài ra, phần thịt ở hai bộ phận này cũng dễ thái bản để ướp và làm hơn.
Khi lựa chọn thịt bò để làm bò khô nên mua phần thịt mông là đúng kiểu nhất
  • Nếu bạn không có lò nướng thì có thể sử dụng nồi chiên không dầu để sấy khô thịt bò. Nhưng lưu ý với nồi chiên không dầu thì sẽ sấy thời gian ngắn hơn, chỉ mất 30 phút.
  • Nếu không có cả lò nướng và nồi chiên không dầu thì cách đơn giản nhất là dùng chảo chống dính đảo miếng thịt cho đến khi khô hẳn cũng được nhé!

Bò khô thực sự là món đáng để bạn thử làm. Nhất là vào những ngày lễ Tết, có món bò khô lai rai, ngồi chuyện trò với nhau thì thật sự hết ý.

Điều quan trọng nhất khi làm món bò khô là chọn được miếng thịt ngon. Vì thế, chị em hãy dành thời gian và tâm huyết cho bước này đầu tiên trước khi bắt tay vào làm. Máy đóng gói An Thành chúc các bạn thành công với cách làm bên trên nhé!

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ AN THÀNH
Địa chỉ: Số 129 Đường Tây Lân, P. Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM
Email: anthanhsale01@gmail.com
Điện thoại: +84 0707689708
Hotline: +84 0707689708
Website: https://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/
Facebook: https://www.facebook.com/maydonggoianthanh
Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube

 

Thuộc chủ đề:Tin tức

Thư pháp 書法 – Nét văn hóa riêng của mỗi quốc gia

29 Tháng Một, 2021 by admin Để lại bình luận

Thư pháp (chữ Hán: 書法) là nghệ thuật viết chữ đẹp. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, thư pháp là phép viết chữ của người Trung Hoa và người Ả Rập được nâng lên thành một nghệ thuật. Về gốc Hán Việt, thư pháp có nghĩa là phép viết chữ. Nhưng không đơn giản chỉ với cách hiểu là phép viết chữ sao cho đẹp, thư pháp, hay thư đạo trong hàm nghĩa sâu xa còn là phương tiện để biểu hiện tâm, ý, khí, lực của người dụng bút.

Tại Việt Nam, nghệ thuật thư pháp thường theo phong cách thư pháp Trung Hoa, dùng bút lông và mực tàu.

Vậy thư pháp là gì?

Thư pháp là cách thức thể hiện tâm trạng và cảm xúc của người viết thông con chữ, không chỉ đơn thuần chữ đẹp, được viết bằng cọ gọi là thư pháp. Muốn có một tác phẩm thư pháp đẹp, có chiều sâu, tác phẩm phải chứa đựng thông điệp của người viết và bảo tính mỹ thuật của chữ viết qua: nét chữ , cách thức trình bày , hình dáng câu chữ , màu sắc ….
Vì vậy ta có thể gọi thư pháp là cách biểu lộ tâm ý của người viết thông qua ngôn ngữ viết hay có thể gọi là môn nghệ thuật biểu lộ tâm – ý của con người thông qua ngôn ngữ viết.
Có thể nói, thư pháp đã trở thành một môn nghệ thuật dùng để thể hiện tâm tư tình cảm của con người, chứa đựng giá trị truyền thống dân tộc mang tính chất giáo dục con người về đạo đức, nhân sinh quan trong cuộc sống.

Ở mỗi quốc gia khác nhau, thư pháp thay đổi như thế nào?

Thư pháp không phải là nét văn hóa chỉ riêng Trung Quốc có mà thư pháp từ xa xưa đã xuất hiện ở hầu hết các nước trên thế giới với dưới nhiều dạng thể hiện và tên gọi khác nhau
– Đối với Trung Quốc thư pháp là phương tiện để truyền tải tâm ý của người viết, song hành cùng tranh thủy mặc, thư pháp được xem là một môn nghệ thuật đỉnh cao và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay.

Tại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, các tác phẩm thư pháp thường được thể hiện bằng chữ Hán và sử dụng bút lông, mực tàu, giấy và nghiên mài mực, còn gọi là "văn phòng tứ bảo". Người Trung Hoa đã đưa nghệ thuật viết chữ lên thành một môn nghệ thuật cao quý có tính chất phô diễn khí phách tiết tháo của con người. Thư pháp tại Nhật Bản gọi là thư đạo trọng ý hơn trọng hình, còn tại Hàn Quốc gọi là thư nghệ.
Thư pháp Trung Quốc

Tại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, các tác phẩm thư pháp thường được thể hiện bằng chữ Hán và sử dụng bút lông, mực tàu, giấy và nghiên mài mực, còn gọi là “văn phòng tứ bảo”. Người Trung Hoa đã đưa nghệ thuật viết chữ lên thành một môn nghệ thuật cao quý có tính chất phô diễn khí phách tiết tháo của con người. Thư pháp tại Nhật Bản gọi là thư đạo trọng ý hơn trọng hình, còn tại Hàn Quốc gọi là thư nghệ.

– Nhật Bản : Thư pháp ở Nhật Bản được xem như là một loại hình nghệ thuật siêu phàm, thanh thoát và thường do các thiền sư thể hiện, được gọi là thư đạo luôn gắn liền với nghệ thuật thiền đạo, trọng ý hơn trọng hình.

Thư pháp ở Nhật Bản được xem như là một loại hình nghệ thuật siêu phàm, thanh thoát và thường do các thiền sư thể hiện, được gọi là thư đạo luôn gắn liền với nghệ thuật thiền đạo, trọng ý hơn trọng hình. Tại Triều Tiên, Nhật Bản, thư pháp cũng được đề cao. Trong các ngôi nhà cổ, người Nhật Bản thường dành một phòng cho nghi thức "trà đạo", trên vách có một ngăn riêng (gian thờ, gọi là tokonoma) để treo một bức thư họa.
Thư pháp Nhật Bản

Tại Triều Tiên, Nhật Bản, thư pháp cũng được đề cao. Trong các ngôi nhà cổ, người Nhật Bản thường dành một phòng cho nghi thức “trà đạo”, trên vách có một ngăn riêng (gian thờ, gọi là tokonoma) để treo một bức thư họa.

– Các quốc gia hồi giáo: điển hình là thư pháp Ả Rập, một khía cạnh của nghệ thuật Hồi giáo đã được phát triển song song với đạo Hồi và ngôn ngữ Ả Rập.
Luôn gắn liền với các trang trí nghệ thuật Hồi giáo trên tường và trần của các nhà thờ Hồi giáo cũng như trang trí và trình bày các trang kinh sách

Thư pháp Ả Rập/Ba Tư có quan hệ với các trang trí nghệ thuật Hồi giáo trên tường và trần của các nhà thờ Hồi giáo cũng như trên các trang kinh sách. Các nghệ sĩ đương đại của thế giới Hồi giáo đã học hỏi từ các di sản thư pháp để sử dụng trong các tác phẩm của mình.

điển hình là thư pháp Ả Rập, một khía cạnh của nghệ thuật Hồi giáo đã được phát triển song song với đạo Hồi và ngôn ngữ Ả Rập. Luôn gắn liền với các trang trí nghệ thuật Hồi giáo trên tường và trần của các nhà thờ Hồi giáo cũng như trang trí và trình bày các trang kinh sách Thư pháp Ả Rập/Ba Tư có quan hệ với các trang trí nghệ thuật Hồi giáo trên tường và trần của các nhà thờ Hồi giáo cũng như trên các trang kinh sách. Các nghệ sĩ đương đại của thế giới Hồi giáo đã học hỏi từ các di sản thư pháp để sử dụng trong các tác phẩm của mình.
Thư pháp các quốc gia Hồi giáo

Thay vì gợi về cái gì đó liên quan đến thực tại của lời nói, đối với các tín đồ Hồi giáo, thư pháp là một sự biểu đạt của nghệ thuật cao quý nhất – nghệ thuật của thế giới tâm linh. Kinh thánh của đạo Hồi, kinh Koran, đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngôn ngữ Ả Rập, mà mở rộng của nó là thư pháp Ả Rập

– Các nước phương Tây : Thư pháp phương Tây có phong cách khác. Con chữ được viết  nắn nót theo chuẩn mực và tỷ lệ,trình bày rõ ràng và nhằm nhấn mạnh những chủ đề cần thiết.Thư pháp phương Tây được thể hiện bằng nhiều phương tiện: bút sắt, cọ, thước, compa, êke…

Thư pháp phương Tây có phong cách khác. Con chữ được viết  nắn nót theo chuẩn mực và tỷ lệ,trình bày rõ ràng và nhằm nhấn mạnh những chủ đề cần thiết.Thư pháp phương Tây được thể hiện bằng nhiều phương tiện: bút sắt, cọ, thước, compa, êke…
Thư pháp phương tây

Quá trình bắt đầu thư pháp chữ Việt:

1. Nguồn gốc :

Thư pháp Chữ Việt bắt đầu từ thư pháp chữ Hán, trong thời kỳ Bắc thuộc người Hán đã truyền bá văn hóa và cả chữ viết vào nước ta, trong đó có cả nghệ thuật thư pháp, trải qua hàng nghìn năm thư pháp chữ Hán tại nước ta cũng phát triển rộng rãi. Đến khi chữ Quốc Ngữ ra đời dần thay thế cho chữ Hán thì thư pháp chữ Quốc Ngữ từ đó cũng được hình thành.
Nhà thơ Đông Hồ được xem là người đầu tiên sử dụng cọ mực Tàu viết chữ quốc ngữ, gọi là thư pháp chữ quốc ngữ và ông cũng là người phổ biến thư pháp chữ quốc ngữ.
Những tác phẩm thư pháp mà ông để lại, có thể chưa hòan chỉnh mỹ mãn về một khía cạnh nào đó và cũng như không thấy một lý luận, một nghiên cứu nào về thư pháp Việt của ông. Nhưng chúng ta ghi nhận được những công lao đóng góp, một sự đam mê và hoài bão lớn về lối chơi chữ nghệ thuật đặc biệt này. Có thể khi sinh thời cụ Đông Hồ viết thư pháp Việt như một sở thích, một thú chơi tao nhã và là một hình thức để ông truyền bá thơ văn và chữ Quốc ngữ thông qua nghệ thuật thư pháp. Nhưng những viên gạch đầu tiên ông đặt cho chúng ta, vô hình chung đã trở thành một bộ môn nghệ thuật được nhiều người yêu thích đến ngày hôm nay. Vốn có truyền thống “uống nước nhớ nguồn” nhiều người trong giới thư pháp đã cảm kích và xem ông như một vị “Tổ”của bộ môn để tôn thờ.…

2.  Đặc điểm thư pháp chữ Việt :

– Thư pháp chữ Việt dễ dàng thể hiện theo nhiều cách khác nhau, tự do sáng tạo không ràng buộc trong khuôn khổ như chữ Hán, nhưng phải luôn giữ vững cấu trúc của chữ.
– Là chữ Latin không phải chữ tượng hình như chữ Hán nên khó biểu đạt được tâm ý và nội dung của câu chữ, chính vì vậy người viết thường cố tình tạo nên những tác phẩm mang hình ảnh cần biểu đạt mà dễ làm mất đi cấu trúc chính của chữ khiến người xem khó đọc được

Phong trào thư pháp ngày càng phát triển mạnh mẽ trong cả nước, nhiều câu lạc bộ thư pháp được ra đời tạo thêm sân chơi mới cho nhiều người, đặc biệt là giới trẻ thanh thiếu niên rất đam mê môn nghệ thuật này. Nhiều cuộc triển lãm về thư pháp cũng giúp ích cho việc sáng tạo và phát triển không ngừng của môn nghệ thuật truyền thống này, giúp thư pháp đi sâu vào đời sống thực tại. Đi đến đâu trên đất nước Việt chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những tác phẩm thư pháp: biển hiệu, tiêu đề trên bao bì của một số loại sản phẩm, trên bìa các sách, trong đền chùa, trong các quán cà phê,....
Thư pháp Việt Nam

3.  Ảnh hưởng của thư pháp chữ Việt đến đời sống văn hóa dân tộc :

Phong trào thư pháp ngày càng phát triển mạnh mẽ trong cả nước, nhiều câu lạc bộ thư pháp được ra đời tạo thêm sân chơi mới cho nhiều người, đặc biệt là giới trẻ thanh thiếu niên rất đam mê môn nghệ thuật này.
Nhiều cuộc triển lãm về thư pháp cũng giúp ích cho việc sáng tạo và phát triển không ngừng của môn nghệ thuật truyền thống này, giúp thư pháp đi sâu vào đời sống thực tại.
Đi đến đâu trên đất nước Việt chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những tác phẩm thư pháp: biển hiệu, tiêu đề trên bao bì của một số loại sản phẩm, trên bìa các sách, trong đền chùa, trong các quán cà phê,….

4.  Các lối viết trong thư pháp chữ Việt :

– Chữ chân phương: là lối viết chữ phổ biến nhất, chữ viết rõ ràng, dễ đọc, nét bút có sự uyển chuyển đậm nhạt khác nhau nhưng không làm mất đi cấu trúc chính của chữ. Chính vì đặc điểm dễ đọc, dễ viết như thế mà lối viết thư pháp chân phương phát triển mạnh và phổ biến nhất.
– Chữ cách điệu: cách thể hiện chữ thành những hình tượng khác nhau, có thể biến hóa con chữ để mang những hình ảnh mà người viết muốn miêu tả, đánh lừa thị giác của người xem vì tác phẩm nặng về hình hơn chữ.Ở lối viết chữ này tuy rằng khó đọc nhưng người xem có thể cảm nhận được ý của tác giả qua những hình ảnh ẩn trong tác phẩm..

Thư pháp Chữ Việt bắt đầu từ thư pháp chữ Hán, trong thời kỳ Bắc thuộc người Hán đã truyền bá văn hóa và cả chữ viết vào nước ta, trong đó có cả nghệ thuật thư pháp, trải qua hàng nghìn năm thư pháp chữ Hán tại nước ta cũng phát triển rộng rãi. Đến khi chữ Quốc Ngữ ra đời dần thay thế cho chữ Hán thì thư pháp chữ Quốc Ngữ từ đó cũng được hình thành.
Các cách viết khác nhau trong thư pháp trong chữ Việt

– Chữ Thảo: là cách viết thể hiện cái hồn chữ nhiều hơn là ý, viết phóng túng khiến người xem khó nhận biết, luôn chứa đựng nội lực của người viết.Cách viết theo lối thảo người thưởng lãm phải mất một lúc khá lâu để hiểu hoặc thậm chí là không thể đọc được chữ mà tác giả viết nên.
– Chữ mộc: là kiểu chữ viết ngược dùng để khắc trên bảng in gỗ, người xem phải soi vào gương để đọc được. Có trường phái về chữ Mộc riêng, tạo hình thể chữ quốc ngữ gần giống như chữ Hán về cách viết, và được viết theo từng bộ cụ thể, người xem ngỡ là chữ Hán và phải đọc ngược.

Thông qua bài viết của máy đóng gói An Thành, bài viết bên trên là nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển mỗi quốc gia khác nhau. Tùy vào phong tục tập quán, các nước sẽ định hình riêng cho mình cách viết và nét chữ riêng.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ AN THÀNH
Địa chỉ: Số 129 Đường Tây Lân, P. Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM
Email: anthanhsale01@gmail.com
Điện thoại: +84 0707689708
Hotline: +84 0707689708
Website: https://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/
Facebook: https://www.facebook.com/maydonggoianthanh
Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube

 

Thuộc chủ đề:Tin tức

  • Chuyển tới trang 1
  • Chuyển tới trang 2
  • Chuyển đến Trang sau »

Footer

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: Số 129 Đường Tây Lân, P. Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM
Email: anthanhsale01@gmail.com
Điện thoại: +84 0707689708
Hotline: +84 0707689708

Hotline
Zalo
Facebook

Máy đóng gói An Thành

  • Máy Đóng Gói Bánh Mì
  • Máy Đóng Gói Bao Bì
  • Máy Đóng Gói Dạng Bột
  • Máy Đóng Gói Dạng Bột – Hạt
  • Máy Đóng Gói Dạng Lỏng
  • Máy Đóng Gói Thực Phẩm

Chính sách

  • Quy định chung
  • Chính sách thanh toán
  • Chính sách giao vận
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách bán hàng
  • Chính sách bảo mật

Copyright © 2021 · Máy đóng gói bao bì An Thành